Một chiếc bàn chải đánh răng cũ trông có vẻ chẳng tai hại gì nhưng thực chất lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hại. Bạn không thể tưởng tượng nổi một chiếc bàn chải đánh răng có thể chứa cả một ổ vi trùng.
Theắcphụcnhiễmbẩntrênbànchảiđánhrănữ chelseao nghiên cứu của trường Đại học Manchester, một chiếc bàn chải đánh răng có thể chứa hơn 10 triệu con vi khuẩn, trong đó có các loại vi khuẩn như E.coli (vi khuẩn gây tiêu chảy) và Staph (cầu khuẩn gây nhiễm trùng da). Tuy nhiên, đừng vì con số này mà cảm thấy hoảng sợ. Bởi thực tế, miệng chúng ta không phải là một môi trường vô trùng mà nó còn chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nữa.
Ông Dr. Ann Wei, tiến sĩ chuyên ngành phục hình răng cho biết, “Khi bạn chưa đánh răng, số vi trùng ẩn nấp ở miệng nhiều bằng ở một nền nhà tắm bẩn.” Và thực tế, trong quá trình chải răng, một lượng vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong miệng. Nhưng làm thế nào mà vi khuẩn có thể từ bàn chải vào miệng được?
Mặc dù việc đánh răng hàng ngày có thể giúp bạn loại bỏ được rất nhiều vi khuẩn nhưng những loại vi khuẩn khác vẫn có thể tiềm ẩn trong bàn chải của bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến chúng ta bị bệnh.
Vậy để phòng chống những nguy hại đáng sợ tiềm ẩn trong bàn chải đánh răng, chúng ta cần có những cách giữ gìn sức khỏe bằng cách đánh răng đúng cách, làm sạch bàn chải,...
Sau đây là 7 cách khá hiệu quả giúp bạn có bộ răng đẹp:
Sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách
- Sử dụng kem đánh răng tốt: Trên thị trường có một số loại kem đánh răng diệt vi trùng có hiệu quả cao hơn so với một số loại khác. Theo lời khuyên của các chuyên gia, những loại kem đánh răng có chứa hoạt chất triclosan hoặc copolymer có hiệu quả tốt hơn so với kem đánh răng chứa fluoride thông thường trong việc diệt vi trùng đường miệng. Do vậy, bạn nên chọn cho mình loại kem phù hợp với chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt.
- Sử dụng bàn chải đúng cách: Khi bôi kem đánh răng lên bàn chải, bạn không nên ấn đầu của hộp kem đánh răng lên lông bàn chải. Theo tiến sĩ Wei, “Bạn nên tránh chạm đầu hộp kem đánh răng vào bàn chải khi bôi kem đánh răng lên. Như thế sẽ tốt hơn.” Ngoài ra, vi khuẩn rất thích môi trường ẩm ướt, do đó, bạn nên giữ cho bàn chải thật khô và giữ nó thẳng đứng, không để chúng tiếp xúc với mặt bàn hay bất cứ vật gì để tránh nhiễm thêm vi khuẩn.
- Không bao giờ dùng chung bàn chải đánh răng với bất kì ai: Những vi khuẩn lạ từ bàn chải của người khác có thể nguy hiểm hơn vi khuẩn quen thuộc trên bàn chải của bạn. Do đó, nếu bạn dùng chung bàn chải của người khác thì sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Rửa bàn chải thật kỹ: Sau mỗi lần đánh răng xong, bạn cần rửa bàn chải thật kỹ bằn nước sạch. Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm nó vào nước súc miệng hoặc nước oxy già, đặc biệt là sau khi nó bị rơi xuống nền nhà tắm.
- Thay bàn chải đánh răng mới: Việc sử dụng bàn chải đánh răng trong một thời gian quá dài sẽ tăng số lượng vi khuẩn, vi trùng và vi sinh vật ẩn nấp trên bạn chải. Do đó, bạn nên thay bàn chải đánh răng mới ba đến bốn tháng một lần, hoặc khi lông bàn chải bị sờn rách để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Đậy nắp bệ xí sau khi sử dụng: Bạn nên nhớ một điều hết sức quan trọng đó là phải luôn đậy nắp bệ xí trước khi bạn xả nước. Nếu không, lượng vi khuẩn, vi trùng và vi sinh vật trong bệ xí sẽ có thể ẩn nấp trong bàn chải đánh răng của bạn.
- Để bàn chải tiếp xúc với không khí: Thay vì để bàn chải đánh răng trong hộp kín, bạn nên để trong tủ thuốc để bàn chải vừa có đủ không khí vừa đảm bảo bàn chải khỏi bị các vi trùng bên ngoài xâm nhập vào. Ngoài ra, lúc để chung các bản chải đánh răng thì không được để các đầu bàn chải chạm vào nhau.
Trên đây là những cách đảm bảo sức khỏe răng miệng khá hiệu quả. Vì thế, bạn nên áp dụng ngay và thực hiện thường xuyên để tránh bị nhiễm khuẩn và có được hơi thở thơm tho và một hàm răng chắc khỏe.
Nguyễn Dung