Châu Âu dồn sự chú ý vào điện hạt nhân 9 tháng đầu năm 2023,ỗilovềmộtcuộckhủnghoảngkhíđốtmớibaotrùmchâuÂkq wolfsburg Việt Nam chi hơn 1,15 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng |
Cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu ngày càng trầm trọng, vấn đề đường ống dẫn khí đốt Balticconnector ở biển Baltic bị rò rỉ và tạm thời dừng hoạt động đã thúc đẩy NATO chuẩn bị hành động.
Cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu ngày càng trầm trọng, vấn đề đường ống dẫn khí đốt Balticconnector ở biển Baltic bị rò rỉ và tạm thời dừng hoạt động đã thúc đẩy NATO chuẩn bị hành động.
Một trạm nén khí đốt ở Morelmaison, miền Đông nước Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trang money.it vừa đăng bài viết của chuyên gia chính trị quốc tế Violetta Silvestri từng làm việc cho Liên hợp quốc về vấn đề khủng hoảng khí đốt ở châu Âu gắn với vụ rò rỉ khí đốt tại đường ống dẫn khí đốt Balticconnector, cũng như phản ứng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo tác giả, cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu ngày càng trầm trọng, vấn đề đường ống dẫn khí đốt Balticconnector ở biển Baltic bị rò rỉ và tạm thời dừng hoạt động đã thúc đẩy NATO chuẩn bị hành động.
Điều gì xảy ra trong khi giá khí đốt đang tăng?
NATO đã tuyên bố sẵn sàng tấn công nếu phát hiện đường ống dẫn khí đốt ở Bắc Âu, giữa Phần Lan và Estonia, bị phá hoại. Động thái này gây áp lực càng tăng đối với lĩnh vực năng lượng của "lục địa già", đẩy giá khí đốt một lần nữa tăng vọt lên mức 50 euro (52,56 USD)/MWh.
Tính dễ bị tổn thương liên quan đến nguồn cung khí đốt của châu Âu đang bộc lộ toàn bộ, khi các nước thành viên Liên minh châu ÂU (EU) cảm thấy bị bao vây bởi hàng loạt yếu tố bất lợi, như cuộc xung đột ở Israel, các cuộc đình công đang diễn ra ở Australia và bây giờ là căng thẳng ở Bắc Âu với việc NATO sẵn sàng can thiệp. Điều gì đang xảy ra và vì sao xuất hiện nỗi lo sợ về một "cuộc chiến" khí đốt.
Chính phủ Phần Lan ngày 10/10 cho biết đường ống dẫn khí đốt Balticconnector nối hai nước Phần Lan và Estonia dưới Biển Baltic có thể đã bị hư hại do "các hoạt động bên ngoài". Đây là cơ sở hạ tầng dưới biển nối Inkoo ở Phần Lan và Paldiski ở Estonia, bao gồm một đường ống ngầm chạy dài 77 km qua Vịnh Phần Lan, một nhánh của Biển Baltic kéo dài về phía Đông vào vùng biển của Nga và kết thúc ở cảng St.Petersburg.
Đường ống này có thể vận chuyển tới 7,2 triệu m3 khí đốt mỗi ngày hoặc 80 gigawatt giờ khí đốt (GWh) mỗi ngày. Được đưa vào hoạt động từ tháng 12/2019, đường ống dẫn khí đốt Balticconnector giúp hội nhập các thị trường khí đốt trong khu vực châu Âu, mang lại cho Phần Lan và các quốc gia Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania sự linh hoạt về nguồn cung khí đốt nhiều hơn. Đường ống Balticconnector có thể vận chuyển khí theo cả hai hướng tùy thuộc vào nơi có nhu cầu lớn nhất.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN |
Vào ngày 8/10, nhà vận hành Gasgrid của Phần Lan đã lên tiếng cảnh báo về việc Balticconnector có thể bị rò rỉ khí đốt và nhiều khả năng sẽ buộc phải tạm dừng hoạt động. Thông báo này khiến các nhà điều tra lo ngại có thể đường ống đã bị phá hoại. Ngày 10/10, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết có khả năng vấn đề đường ống khí đốt và cả cáp thông tin liên lạc là do tác động từ bên ngoài. Nguyên nhân thiệt hại hiện vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, cuộc điều tra với sự hợp tác giữa các nhà chức trách Phần Lan và Estonia vẫn đang tiếp tục.
Trong bối cảnh môi trường chính trị thế giới căng thẳng, với cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, NATO có vẻ như đã sẵn sàng hành động. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã cảnh báo rằng: “Nếu vụ rò rỉ khí đốt là một cuộc tấn công có chủ ý vào cơ sở hạ tầng quan trọng của NATO, thì đó sẽ là một sự việc nghiêm trọng và sẽ nhận được phản ứng thống nhất và quyết tâm từ NATO”.
Vụ đường ống Balticconnector được cho là có phần tương tự với vụ phá hủy đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nối Đức với Nga đi qua Biển Baltic vào năm ngoái. Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới dài 1.300km với Nga, đã trở thành thành viên mới nhất của liên minh quân sự phương Tây vào tháng 4/2023, đánh dấu việc chấm dứt tình trạng không liên kết kéo dài hàng thập kỷ trước đó. Trong khi Estonia đã là thành viên của NATO từ năm 2004.
Theo nhà nghiên cứu Henri Vanhanen của Viện Quan hệ Quốc tế Phần Lan, việc chính quyền nước này công khai nghi ngờ có hành vi phá hoại cho thấy những căng thẳng chính trị đang diễn ra. Ông nói: “Đây là một phép thử đối với NATO: Liệu NATO sẽ phản ứng thế nào nếu bằng chứng về sự can thiệp từ nước ngoài thực sự được phát hiện?”.
Mặc dù NATO không đổ lỗi cho bất kỳ tác nhân cụ thể nào về vụ việc đường ống dẫn khí đốt Balticconnector, nhưng tổ chức này đã nhiều lần cảnh báo về những động thái quân sự có thể đang xảy ra ngay tại châu Âu.
Áp lực giá khí đốt ngày càng tăng của EU
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đang thể hiện sự bất ổn địa chính trị ngày càng tăng của khu vực. Nhiều nhà đầu tư đang cố gắng tích trữ hàng do lo ngại hoạt động của tập đoàn dầu khí Chevron tại Israel và Australia có thể bị đóng băng, phủ bóng đen lên triển vọng thị trường.
Sáng 11/10, giá TTF (giá tiêu chuẩn cho tất cả các loại khí đốt được giao dịch trong nội khối EU) của Hà Lan, tiêu chuẩn khí đốt tự nhiên của châu Âu, tăng hơn 10% so với tuần trước và hơn 38% so với tháng trước. Cụ thể, giá khí đốt giao kỳ hạn tháng 11/2023 là gần 50 euro/MWh, tăng hơn 15% so với hôm đầu tuần (9/10), đạt ngưỡng cao nhất kể từ tháng 4/2023.
Tập đoàn dầu khí Chevron của Mỹ đã ngừng sản xuất tại mỏ khí đốt tự nhiên ngoài khơi Tamar, gần bờ biển phía Bắc của Israel, sau khi nhận được yêu cầu từ chính phủ Israel, với lý do lo ngại về an ninh, trong bối cảnh xung đột leo thang ở khu vực. Mỏ Tamar ước tính có trữ lượng hơn 300 tỷ m3 khí đốt.
Đồng thời, công nhân tại các nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Chevron Corp ở Australia cũng được cho là đang lên kế hoạch tiếp tục đình công. Ngay cả khi những nguồn cung khí đốt này không trực tiếp phục vụ châu Âu, thì toàn bộ thị trường thế giới một lần nữa dường như bị rung chuyển bởi những hạn chế về nguồn cung, gây hiệu ứng tới "lục địa già" .