Tuy nhiên,ínhsáchthuếđốivớiQuỹmởCầnkhuyếnkhí11bet mobile vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng hành lang pháp lý, đặc biệt là chính sách thuế để thúc đẩy loại sản phẩm này phát triển.
Đầy tiềm năng
Theo đánh giá của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Quỹ mở là một trong những định chế tài chính khá phổ biến ở hầu hết các thị trường chứng khoán phát triển. Đặc trưng của Quỹ mở là luôn đảm bảo tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, với số tiền rút ra gần sát với giá trị tài sản ròng của Quỹ. Mặt khác, với một số vốn không lớn, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua các quỹ đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… Các tổ chức tham gia vào hoạt động của Quỹ mở bao gồm: Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng Giám sát, Đại lý chuyển nhượng...
Về phía Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý Quỹ mở và có hiệu lực thi hành từ tháng 3-2012. Thông tư này quy định việc huy động vốn thành lập, quản lý Quỹ mở, hoạt động của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức khác liên quan đến hoạt động quản lý Quỹ mở.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Minh Đăng Khánh - Đại diện Câu lạc bộ các Công ty quản lý quỹ, hiện chưa có chính sách thuế cụ thể để khuyến khích người đầu tư tham gia các loại hình quỹ mới như Quỹ mở như: Các qui định cụ thể về cách tính giảm trừ phần lợi tức được miễn hoặc đã chịu thuế ở khâu trước khi Quỹ đầu tư chia lợi tức bằng tiền cho đến hướng dẫn cho trường hợp tổ chức nhà đầu tư nước ngoài nhận quà tặng là chứng khoán, vốn khác...
Hiện Bộ Tài chính, mới chỉ hướng dẫn những qui định liên quan đến việc công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý danh mục đầu tư có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập 0,1% trên doanh số bán đối với các giao dịch chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân ủy thác đầu tư thực.
Ngoài ra, các qui định thuế đối với thu nhập trong các giao dịch khác tạo ra thu nhập cho nhà đầu tư (tổ chức nước ngoài đầu tư ủy thác và cá nhân đầu tư ủy thác) khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư. Thu nhập trong các giao dịch khác gồm giao dịch chuyển nhượng vốn, nhận cổ phiếu thay cho cổ tức, cổ phiếu thưởng, giao dịch repo trái phiếu, lãi trái phiếu, lãi tiền gửi có kỳ hạn... vẫn đang chờ.
Trong khi đó, theo đánh giá của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tính hấp dẫn của chính sách thuế là rất quan trọng. Yếu tố này có thể coi như một động lực khuyến khích quỹ đầu tư triển khai các công cụ đầu tư mới. Nhưng với chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của quỹ đầu tư hiện hành như: Chuyển nhượng cổ phần trong các công ty đại chúng, nhà đầu tư (NĐT) cá nhân/tổ chức nước ngoài và cá nhân trong nước bị áp mức thuế 0,1%/giá trị bán, tổ chức trong nước đóng thuế 25%/lợi tức thì sẽ khó hấp dẫn việc mở Quỹ.
Đó là lý do hiện nay, có nhiều công ty quản lý quỹ tại Việt Nam bước đầu đều xây dựng Quỹ ở quy mô khiêm tốn. Chính vì thế nhiều nhà đầu tư đề xuất Bộ Tài chính xem xét áp dụng chính sách miễn thuế đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào quỹ mở. Cụ thể là miễn mức thuế 25% hiện hành đánh vào phần lợi nhuận mà các pháp nhân nhận được từ các quỹ đầu tư.
Sẽ có chính sách thuế hợp lý
Chia sẻ với các nhà đầu tư tại Hội thảo về chế độ kế toán Quỹ mở và các vấn đề thuế liên quan đến hoạt động Quỹ mở do Bộ Tài chính vừa mới tổ chức, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Nguyễn Văn Phụng cho rằng, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các thành viên thị trường để hoàn chỉnh hệ thống chính sách thuế đối với lĩnh vực chứng khoán, trong đó, tập trung khắc phục những bất hợp lý của chính sách thuế hiện tại.
Liên quan đến việc đánh thuế Quỹ mở, Phó Vụ trưởng Nguyễn Văn Phụng phân tích, hoạt động phát hành chứng chỉ Quỹ (lần đầu) xét về bản chất kinh tế thì đây là hoạt động góp vốn của các nhà đầu tư lần đầu, thuộc hoạt động phát hành chứng khoán, cũng tương tự như hoạt động chào bán cổ phiếu của một công ty được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động này thuộc diện không chịu thuế GTGT, nhà đầu tư không phải trả thuế GTGT. Phát hành chứng chỉ quỹ tương tự như phát hành cổ phiếu lần đầu, không có thu nhập nên không phải nộp thuế thu nhập DN.
Còn đối với hoạt động mua/bán chứng chỉ Quỹ thì cần làm rõ đây là hoạt động gì để áp dụng chính sách thuế cho phù hợp. Bởi hiện nay, Bộ Tài chính nhận được 2 luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán, do vậy việc mua/bán chứng chỉ quỹ cũng áp dụng chính sách thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán. Đó là, không áp dụng thuế GTGT đối với các giao dịch mua/bán chứng chỉ quỹ nhưng cần áp thuế thu nhập từ giao dịch này, tuỳ thuộc và địa vị pháp lý của người chuyển nhượng chứng chỉ quỹ: Nếu người chuyển nhượng chứng chỉ quỹ là cá nhân thì áp dụng thuế TNCN; Nếu người chuyển nhượng chứng chỉ quỹ là tổ chức thì áp dụng thuế thu nhập DN.
Tuy nhiên, với quy định hiện hành thì nghĩa vụ thuế không giống nhau giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư là tổ chức, giữa tổ chức đầu tư trong nước và tổ chức nước ngoài.
Luồng ý kiến thứ hai, với mô hình Quỹ mở, nhà đầu tư có thể mua thêm chứng chỉ quỹ hoặc bán bớt chứng chỉ quỹ và khi nhà đầu tư bán ra thì quỹ phải mua lại chứng chỉ quỹ, trả tiền cho nhà đầu tư. Vì thế cần được coi hành vi mua chứng chỉ quỹ là việc “góp vốn” và việc bán chứng chỉ quỹ cũng nên coi là việc “rút vốn” khỏi quỹ. Trên quan điểm “góp vốn” và “rút vốn”, ý kiến này cho rằng không nên thu thuế đối với việc mua/bán chứng chỉ của quỹ mở.
Về phía Bộ Tài chính tiếp tục lắng nghe các kiến nghị của các thành viên tham gia thị trường để lựa chọn chính sách thuế phù hợp. Đây là giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ các quỹ huy động được vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước dần gia tăng đầu tư qua Quỹ mở, qua đó, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển ổn định.
T.Hằng