【lich thi dau ucl】Giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống
Những giải pháp,ảmnghonngcaochấtlượngcuộcsốlich thi dau ucl dự án giảm nghèo được thực hiện, đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.
Cuộc sống gia đình bà Bé thoải mái hơn nhờ công việc bó chổi.
Hỗ trợ thích hợp
Căn nhà tường với diện tích gần 60m2, nền tráng xi măng là nơi trú ngụ của 3 thành viên trong gia đình của bà Võ Thị À, ở ấp Thạnh Mỹ A, xã Bình Thành, những ngày này thấy ấm áp. Đây là một trong những hộ nghèo được địa phương hỗ trợ gần 30 triệu đồng để xây dựng nhà vào năm trước. Bà À cười tươi rói: “Có nhà mới, vợ chồng tôi không còn sợ bị cảnh mưa gió như trước. Hồi năm rồi, nhà cũng sắp sập nhưng đâu có tiền cất, rồi thêm bị chập điện cháy một phần, vợ chồng tôi không biết xoay xở sao. Cũng nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ địa phương mà gia đình tôi có nhà để ở, tôi mừng lắm”. Có được căn nhà che nắng, che mưa, vợ chồng bà À đã an tâm để lao động, sản xuất và vươn lên thoát nghèo vào cuối năm 2017. Trong năm qua, xã Bình Thành đã vận động xây dựng mới 8 căn nhà cho hộ nghèo, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng, phần nào đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.
Mỗi địa phương có những cách làm cụ thể khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện thực tế địa phương trong công tác giảm nghèo, với mong muốn lớn nhất là giúp cuộc sống người dân đổi thay tích cực. Xã Bình Thành hiện còn 8,72% hộ nghèo (189 hộ), đời sống người dân chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp. Ông Phan Văn Hơn, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thành, cho biết: “Hướng tới, chúng tôi sẽ phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2018, trong đó có tiêu chí giảm nghèo, phấn đấu giảm thêm khoảng 4%. Xã đã tiến hành khảo sát về nhu cầu của các hộ nghèo để có hướng hỗ trợ thích hợp”.
Phấn đấu giảm từ 2-3% hộ nghèo
Còn ở xã Thạnh Hòa, hiện có 5,31% hộ nghèo (242 hộ), địa phương đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để kéo giảm tỷ lệ này. Trong quý I/2018, xã vừa tổ chức đối thoại trực tiếp với hộ nghèo ở 10 ấp để nắm rõ tâm tư, nguyện vọng cũng như khó khăn mà họ gặp phải. Qua đó, xã đã đề ra những kế hoạch cụ thể, giúp người dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Nhanh tay làm vội mấy chiếc chổi giao cho khách, bà Nguyễn Thị Bé, ở ấp Tầm Vu 1, bộc bạch: “Nhờ địa phương hỗ trợ vốn làm ăn nên gia đình tôi mới có tiền mua thêm nguyên liệu làm chổi cũng như trang trải cuộc sống. Thu nhập từ bán chổi cộng với tiền vợ chồng con tôi đi làm công ty nên cuộc sống gia đình thoải mái hơn. Gia đình tôi đã thoát nghèo vào năm trước”.
Để đảm bảo công tác giảm nghèo ở địa phương được thực hiện hiệu quả, hàng năm, Ban chỉ đạo giảm nghèo xã thường xuyên họp và đối thoại trực tiếp với hộ nghèo; đến tận hộ gia đình tìm hiểu nguyên nhân, lý do để hỗ trợ; mỗi hội, đoàn thể trong xã được giao trách nhiệm cụ thể để động viên, tạo điều kiện, hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo,... Ông Phạm Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa, nói: “Ở địa phương hiện có một số mô hình làm ăn cho hộ nghèo hiệu quả như bó chổi, chăn nuôi, trồng chanh không hạt. Chúng tôi sẽ cho mở thêm lớp tập huấn kỹ thuật trồng nhãn Ido để người dân mạnh dạn phát triển”.
Theo số liệu thống kê từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp, huyện hiện có 7.347 hộ nghèo, tương đương 14,86%, giảm 2,89% so cùng kỳ năm trước. Công tác giảm nghèo được xem là một nhiệm vụ quan trọng của huyện trong năm 2018. UBND huyện đã có những chỉ đạo sâu sát, rà soát nắm lại thực trạng hộ nghèo nhằm có những hướng dẫn cụ thể cũng như phân nhóm khi đối thoại để đạt kết quả tốt nhất. Bà Đỗ Thị Ngọc Trúc, Phó phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành triển khai thực hiện dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo từ chương trình mục tiêu quốc gia năm nay hỗ trợ nguồn vốn vay phát triển sản xuất ở các xã Bình Thành, Phương Bình, Phụng Hiệp và Hòa An với trên 2 tỉ đồng. Qua đó, phấn đấu giảm từ 2-3% hộ nghèo, giúp hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay một cách có hiệu quả để phát triển kinh tế”.
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG