Ăn nhầm rễ cây độc vì tưởng là sâm
Một gia đình gồm 3 người ở Đồng Hới,ộđộcdoănnhầmraucủquảđội hình athletic bilbao gặp getafe Quảng Bình mới đây đã phải nhập viện vì ăn phải một loại rễ cây có hình thù nhìn giống củ sâm. Các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới cho biết, các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội, buồn nôn, và nôn, co rút tay chân. Các bệnh nhân này đã ăn một loại rễ cây được người nhà trồng trong vườn hơn 1 năm nay, thấy củ đã to nên đào lên ăn vì tưởng đó là củ sâm. Hiện 3 bệnh nhân này đang được chăm sóc và điều trị tích cực.
Rễ cây độc có hình dạng rất giống củ sâm
Ngộ độc nấm
Ngộ độc nấm là loại ngộ độc mà người dân rất dễ mắc phải. Người sử dụng có thể bị ngộ độc do mua phải những loại nấm tràn lan, không rõ nguồn gốc hay ăn những loại nấm lạ, nấm dại được hái trên rừng, đặc biệt là vào lúc thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các loại nấm sinh sôi, phát triển. Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2003-2011, các ca nhiễm độc do nấm ở các tỉnh này là hơn 90 vụ, với gần 350 người mắc, trong đó 55 trường hợp tử vong. Ðịa bàn có số bệnh nhân nhiễm độc cao nhất qua các năm chủ yếu là các tỉnh miền núi phía bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai... Từ năm 2012-2013, số nạn nhân ngộ độc do ăn phải nấm dại đã giảm đi, nhưng đến đầu năm nay, lại bùng phát trở lại. Ðiều này cho thấy, mặc dù đã nhiều lần phát động, tuyên truyền về tác hại của việc ăn nấm dại nhưng kết quả vẫn chưa thật sự khả quan.
Phòng tránh ngộ độc nấm độc
Ngộ độc củ ấu tẩu
Đó là trường hợp của anh Trương Văn S. (1975), được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) trong tình trạng vật vã kích thích, hoảng loạn, nôn nhiều, tức ngực, khó thở, tim loạn nhịp do uống phải rượu ngâm củ ấu tẩu. Loại củ này cũng hay được sử dụng để nấu cháo (món ăn đặc sản ở Hà Giang), nhưng nếu nấu không đủ thời gian để ra hết độc tố, người ăn chắc chắn sẽ bị ngộ độc. Đây chính là rễ của cây ô đầu, một loại củ được phát hiện ở Lào Cai, thành phần độc chính của củ ấu tẩu là aconitin(chất gây tê đầu lưỡi) và các alcaloid khác. Ngộ độc do củ ấu tầu là một loại ngộ độc nặng mà đến nay vẫn chưa có chất giải độc đặc hiệu.
Củ và các bộ phận khác của cây ấu tẩu
Ngộ độc vì nhầm cây ráy là dọc mùng
Vài phút sau khi ăn món canh chua nấu cá với dọc mùng tại một quán ăn ở đường Nguyễn Thị Định, quận 2, TP HCM, hai thực khách phải vào viện cấp cứu với tình trạng hàm tê cứng và khó thở. Sau khi sự việc xảy ra, Sở Y tế TP HCM đến hiện trường để lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm thì phát hiện món "dọc mùng" mà quán dùng để nấu canh chua bán cho khách, thực ra là cây ráy - một loại cây có hình dáng giống với cây dọc mùng. Ráy là loại thân cay. Lá và thân ráy sống có thể gây ngứa và dị ứng với da. Hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy chính là nguyên nhân gây nên các triệu chứng tê môi lưỡi và cứng hàm. Loại độc tố này chỉ có thể mất hoặc giảm đi khi được nấu thật chin, không nên thiếu hiểu biết mà ăn sống cây ráy.
Cây ráy có hình dạng rất giống với cây dọc mùng
Nhằm tránh trúng độc khi ăn nhầm phải rau quả củ có chứa độc tố hoặc rau quả củ chế biến không thoả đáng, người tiêu dùng cần nắm vững các thường thức vệ sinh thực phẩm như phải cẩn thận trước khi mua, phải chế biến kĩ lưỡng, không ăn những loại thực phẩm lạ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, cần nắm roc thành phần, những chất độc tố có trong một số loại rau, củ, quả có nguy cơ chứa chất độc hại. Những hiểu biết về các loại thực phẩm này, sẽ là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân, những người trong gia đình và toàn xã hội.
Thảo hiền
Cháu nội của nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu bị ngộ độc thực phẩm