Cúp C1

【coi lại bóng đá】Ân tình xóm trọ

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Xem nào… Tiền trọ, tiền ăn, xăng xe, điện nước gas, tiền nạp thẻ cào, tiền dự định gởi về quê cho mẹ coi lại bóng đá

Xem nào… Tiền trọ,Ântìnhxómtrọcoi lại bóng đá tiền ăn, xăng xe, điện nước gas, tiền nạp thẻ cào, tiền dự định gởi về quê cho mẹ. Trong thẻ ATM của hai ngân hàng chỉ còn một khoản nhỏ. Tiền mặt lèo tèo. Một tờ “hai đô” lấy hên trong ví. Hết. Ngày hai mươi lăm tới sẽ có tạm ứng lương. Bốn triệu là một khoản lớn, đủ để trang trải tạm. Nhất là trong thời điểm này.

Sát vách phòng Ngân là chỗ ở của bốn cậu thanh niên cùng quê, già trẻ khác nhau. Họ chen chúc trong cái không gian lớn hơn của Ngân đôi chút, có lẽ là để tiết kiệm thêm. Ngày thường ra vào chạm mặt vẫn vui vẻ chào hỏi. Từ đầu tháng, Ngân thấy vắng hẳn. Xóm trọ có nhiều phòng, Ngân cũng quen biết hầu hết. Thân nhất là hai phòng kia với một cặp vợ chồng son cùng bà mẹ già, và một gia đình bốn người, trẻ con lắt nhắt. Trong góc dãy trọ là hang ổ của đám sinh viên đã vắng mặt từ kỳ nghỉ tết có lẽ là dài nhất trong lịch sử học hành của mình.

Chiều muộn rồi. Ngân nhìn quanh, chẳng biết nên ăn gì. Mớ khoai lang, bí đỏ nằm gọn trong góc bếp. Tấm nệm của Hà đã được quấn lại cho gọn, chừa ra một phần nền nhà không quen mắt lắm. Hay người ta vốn sống bằng các thói quen be bé khó bỏ nhỉ? Hũ trứng vịt muối, cà pháo, cải dưa chua. Hà trước khi về đã chuẩn bị thêm cho Ngân “phòng thân”. Công nhận Hà khéo tay, siêng làm. Trên vách là bịch bánh mì đã xắt lát, phơi khô cẩn thận. Thùng gạo còn đầy. Nước mắm, dầu ăn, bột giặt chu đáo. Đúng là chẳng thiếu gì, chỉ thiếu tiền mà thôi.

Từ lúc Hà về quê tránh dịch, Ngân ở một mình, nhận ra tiền trọ là cả một gánh nặng. Ăn uống quấy quá cũng xong, chứ tới đúng ngày là chủ nhà thu tiền, sao tránh được. Mấy khoản khác đều có thể gắng bớt lại. Ngân thở dài, nghe mùi nắng ngoài sân, chiếu hiu hắt xuống con hẻm nhỏ xíu vốn là lối đi chung của cả dãy trọ. Ngân bỗng nhớ lại những ngày thơ bé, cứ trời oi oi trước cơn mưa kiểu này, là chị em lại đi gom lá khô, cả rác khô lại đốt. Giờ này ở quê, chắc mẹ cũng đang chuẩn bị đón những trận mưa đầu mùa rồi. Nỗi nhớ nhà bất giác trào lên, xao xác.

Ngân mở cửa, lặng lẽ nhìn lên cao. Cảm giác có những đám mây trĩu nặng hơi nước đâu đây. Cô bất giác thấy mừng vì dù thế nào cũng còn một khoảng trời đầu, không bị che khuất tầm mắt. Con mèo tên Bông bò lại gần, cọ cọ vào chân Ngân. Dưng không Ngân thấy lòng cảm động vì sự gần gũi, tin cậy của nó. Nhớ lúc Hà mang con Bông về, Ngân buồn cười bảo, chúng ta nuôi thân còn khó, đèo bồng gì thêm một con mèo nữa hả? Hà nheo mắt nói, nó ăn chẳng bao nhiêu đâu, lại dễ thương, vui lắm. Yên tâm đi mà. Thoáng cái mà con mèo mau lớn thật…

Ngân nhớ lại một bộ phim Pháp cô từng xem, lâu rồi. Trong đó, cả hai nhân vật nam chính và nữ chính đều thất nghiệp. Ở trọ, giống Ngân bây giờ. Nằm ở bên này có thể biết người bên kia cũng đang thiếu tiền nhà giống mình. Và cuộc sống của bên này khốn khó ra sao, cũng không qua mắt được sự tinh ý của hàng xóm. Kết phim thế nào, Ngân cũng quên rồi. Họ có yêu nhau không, có thoát nghèo không, có bị cảnh đói nghèo làm cho mất đi cái hậu không? Ngân thật chẳng nhớ nổi.

Bà mẹ hai con cùng dãy trọ qua nhờ Ngân cạo gió giùm. Gì chứ việc này thì Ngân giỏi. Nào giờ trong văn phòng, có ca nào khó ở đều nhờ Ngân xử lý. Chỉ cần đồng xu hay chiếc muỗng, thêm chai dầu nóng nữa là hoàn hảo. Bảo đảm dễ chịu. Chị đó ân cần hỏi thăm, Ngân phải nghỉ hẳn ở nhà à. Ngân tình thật kể lại cảnh được mời tạm nghỉ không ăn lương, có gì mai này tính tiếp. Rồi tiền đâu tiêu pha? Chị ái ngại. Ngân tiếp tục bảo, thì tằn tiện đợi ngày mai trời lại sáng, hay sau cơn mưa trời lại sáng gì gì đó chị! Nói tới đây thì trời đổ cơn mưa rào, linh thật. Ngân lấy cái nón vải của mình cho chị che đỡ, chạy vụt về nhà, hối lũ nhóc rút quần áo khô, dọn mấy thứ đang phơi phóng bên ngoài vào. Mưa rồi. Đất đai sẽ mềm ra. Cuộc sống sẽ đỡ khó khăn hơn hẳn. Vì chúng ta có thể cạp dễ dàng rồi. Trên mạng, ai đó đùa tếu táo vậy mà…

Ngân gọi về cho mẹ. Mẹ bảo mọi người vẫn ổn. Không có ai sống ở quê nhà mà chết đói được con à. Lúa gạo trong bếp, tôm cá dưới ao, gà vịt ngoài vườn. Rau trái thì dễ quá. Con nhớ đừng ra đường nếu không có việc gì cần nhé. Kẹt quá thì khỏi gởi tiền về cho ba mẹ. Không sao hết. Đợi ít bữa có xe cộ đi lại, hoặc mẹ ra bưu điện gởi cho thùng đồ khô tiếp tế. Ngân vội gạt đi, lòng chỉ muốn bật khóc.

Một đứa con nít thập thò ở cửa. Nó hỏi, cô Ngân ăn trái dâu da không? Miệng nói, tay nó đưa ra một chùm trái màu xanh tươi rói, được giấu ở sau lưng. Ngân rủ nó vào phòng chơi cho đỡ hiu quạnh. Con nhóc nhắc tới “áo cho viết máy”, và Ngân mở tủ, nhớ ra còn vài cuộn len. Thật kỳ lạ là một đứa vụng tay chân như Ngân lại biết “ảo thuật” với mấy thứ đó. Hà có lần trầm trồ trước cái áo, tấm khăn, giỏ xách, đồ đựng bút… xinh xinh mà Ngân làm ra. Đẹp quá. Lên mạng bán được đấy, kiểu “đồ thủ công không đụng hàng” chứ chẳng đùa. Mùa này nhà nhà tiết kiệm, siết chặt chi tiêu, mấy ai mua các thứ xa xỉ phẩm nhỉ? Kệ, Ngân cứ giết thời gian, làm một chiếc khăn bàn, thêm một bộ lót ly lót chén cùng tông màu. Rồi đan khăn quàng. Nón cho trẻ em. Không có gì là lãng phí cả. Nghĩ được như vậy, Ngân thấy nhẹ nhõm hẳn.

Thoảng nghe mùi thơm của cơm chiều, của nhân bánh bao. Bà mẹ hai con hẳn đang chế biến thức ăn, cho chồng đi giao hàng. Bán thêm lặt vặt kiếm đồng ra đồng vào. Từ ngày thất nghiệp, chồng chị chuyển sang chạy xe ôm công nghệ, mang theo một cái cần câu xếp được. Tới nhà khách thì mở cần ra, treo hàng vào đó, câu vào cửa cho người ta. Vừa vui, vừa an toàn, tiện lợi. Chủ nhà cười vang, nếu có trẻ con thì chúng càng thú vị. Lắm khi còn được thơm thảo bo thêm một hai chục ngàn. Số tiền ấy chẳng phải quá lớn, nhưng mùa dịch bệnh này, ai nấy đều khó khăn, mới thật đáng quý biết bao.

Lại có tiếng gõ cửa. Ngân nói vóng ra là cứ vào đi ạ, thì thấy bóng áo của bà Tư.

- Còn đi làm không cô Ngân? Cô Hà về quê rồi à?

Ngân lúng túng “dạ” khẽ. Chẳng lẽ lại kể lể? Lòng Ngân thấp thỏm chờ đợi câu kế tiếp.

- Bác biết lúc này ai cũng khó.

Ngân lại “dạ” thêm lần nữa. Đoán là lành ít, dữ nhiều rồi. Chắc lại là “muốn ở lại thì đóng trước tiền nhà cho chắc ăn” đây mà.

Ngân nén tiếng thở dài, vừa lúc câu chốt hạ được bung ra:

-  Nên bác tính giảm cho mỗi phòng một ít lấy thảo, chừng nửa tiền thuê tháng này với tháng sau. Gọi là đỡ đần nhau chút lúc ngặt nghèo.

Ngân suýt nữa thì nhảy tưng tưng lên. Hóa ra, lòng tốt là có thật.

Phải một lúc sau khi bà Tư rời khỏi, rồi từ phòng kế bên vang lên tiếng vỗ tay và huýt sáo reo mừng, Ngân mới tin chắc, đấy là sự thật. Không phải là ảo ảnh dạng “mong quá hóa rồ” trong giấc mơ. Vậy là, Ngân đỡ lo hơn rồi. Những ngày sắp tới chịu khó “khéo co” một chút là ổn thỏa.

Ngày gì mà nhiều khách khứa thế không biết. Lại có ai đó gọi đúng tên Ngân, tên Hà. Hóa ra là bác tổ trưởng dân phố, mặt mũi bịt bùng trong cái khẩu trang vải cỡ lớn. Phát cho phòng Ngân một tờ rơi in màu cẩn thận, lại hỗ trợ thêm một bịch khẩu trang. Miệng liếng thoáng nói, nhưng âm thanh vì vướng víu nên hơi lạ lùng: Dưới kia mới có một cái ATM gạo. Nhiều người đỡ lắm. Mình nếu kẹt quá có thể ghé lấy một ít về xài đỡ. Còn nếu ổn thì hãy nhường cho người khác.

Ngân “dạ” thật ngoan. Kế bên có giọng anh Nam cất lên đầy hài hước. Ca từ tiếng được tiếng mất nhưng rõ nhất là cái đoạn gì mà “Ta sẽ đi thăm từng nhà, ta sẽ đi thăm từng đường, ta sẽ vô thăm từng người”. Lạy hồn! Hát xong, chắc anh cũng không nhịn nổi mà bật cười hỉ hả. Từ hôm trước tới nay, anh Nam cũng chật vật với cái nghề hướng dẫn viên của mình. Ai còn đi du lịch tầm này nữa chứ. Thật tội.

Mà thôi, ngày hôm nay, chúng ta được sống, được mở lòng đối tốt với nhau, đã là may mắn rồi. Ngân nghĩ vậy.

HOÀNG MY

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap