【kết quả cska sofia】Cần kịch bản xử lý sự cố

Hiện trạng hố sụt năm 2015

Nam Đông là một trong những địa phương có lượng mưa nhiều nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu vực trung tâm huyện rộng hơn 1.000 ha,ầnkịchbảnxửlýsựcốkết quả cska sofia nằm dọc theo các con sông Thượng Lộ, Thượng Nhật..., thuộc phần lớn địa bàn thị trấn Khe Tre và một phần diện tích của các xã: Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Phú, Hương Sơn và Hương Giang. Mùa mưa năm 2015, ở xã Hương Lộc xuất hiện một hố sụt với đường kính lên đến 4,8m, gây hoang mang cho người dân và chính quyền địa phương.

Cấp thiết xác định căn nguyên của hiện tượng này, UBND tỉnh đã yêu cầu thực hiện đề tài đột xuất, cấp thiết địa phương “Nghiên cứu, đánh giá nguy cơ sụt đất khu vực trung tâm huyện Nam Đông và đề xuất các giải pháp phòng tránh”. Đề tài được Trường đại học Khoa học (Đại học Huế) thực hiện, do TS. Trần Hữu Tuyên làm chủ nhiệm. Yêu cầu đặt ra với đề tài là xác định nguyên nhân, khoanh định các vùng có nguy cơ cao về sụt đất; dự báo tác động của hiện tượng và đề xuất các giải pháp phòng tránh phù hợp.

Để xác định nguyên nhân, cơ chế gây sụt lún đất ở xã Hương Lộc, nhóm nghiên cứu đã phân tích tài liệu địa chất, kiến tạo, trầm tích, cột địa tầng lỗ khoan, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn. Đồng thời, sử dụng chuỗi số liệu về khí tượng thuỷ văn điều tra, khảo sát hiện trạng và hoạt động nhân sinh trong khu vực. Nhóm nghiên cứu nhận định, các yếu tố tự nhiên ở khu vực trung tâm huyện Nam Đông là sự hội tụ của nhiều điều kiện khí hậu - thủy văn, địa chất - thạch học, tân kiến tạo. Địa hình bất lợi khiến một số vị trí luôn tiềm ẩn nguy cơ sụt lún đất cao, nhất là khi có những biến động tự nhiên bất thường chẳng hạn như mưa lũ.

Từ những nghiên cứu, phân tích các yếu tố tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã xác định Khe Tre có nguy cơ sụt đất lớn nhất trong khu vực, trong đó vùng nguy cơ cao rộng hơn 15ha. Toàn khu vực có 19 nhà dân có độ rủi ro cao về sụt đất, tập trung nhiều ở xác xã Hương Hòa, Hương Lộc và thị trấn Khe Tre.

Đề xuất giải pháp phòng tránh, TS. Trần Hữu Tuyên, kiến nghị: Trước mắt, khu vực nghiên cứu cần được đồng bộ tiến hành các giải pháp: cảnh báo nguy cơ sụt đất, không xây dựng công trình và bố trí khu dân cư trên các vùng có nguy cơ cao. Trong trường hợp thật sự cần thiết, mới tiến hành các giải pháp công trình như xây dựng tường chắn, cứng hóa nền đất. Không nên tiến hành các giải pháp phòng tránh sụt đất riêng lẻ mà cần lồng ghép với kế hoạch phòng tránh thiên tai địa phương.

Theo ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện, Nam Đông từng có hiện tượng sụt lở núi, khe suối nhưng sụt lún đất như ở Hương Lộc và mùa mưa năm 2015 là lần đầu tiên, nên địa phương rất lúng túng trong việc xử lý và phòng tránh. Do đó, địa phương rất mừng khi kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ được những nội dung về cảnh báo mức độ nguy hiểm. Ông Hồ cho biết, ngay khi hiện tượng sụt lún đất trên địa bàn trung tâm huyện xảy ra, UBND huyện đã chủ động quy hoạch đất ở khu vực có nguy cơ cao tiếp tục xảy ra sụt lún. Đồng thời, chỉ đạo các phòng chuyên môn liên quan theo dõi và dự báo chính xác vị trí nguy cơ sụt đất trong khu vực có cảnh báo.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Thanh Hồ đề xuất: “Một mặt, đề nghị các cấp ủy và các cấp chính quyền Nam Đông nên có các bước đẩy mạnh công tác tuyên truyền với người dân trong khu vực về vấn đề này. Mặt khác, huyện mong muốn các sở, ngành hỗ trợ Nam Đông sớm lắp đặt hệ thống cảnh báo các điểm có nguy cơ sụt lún cao. Đồng thời, phối hợp với địa phương xây dựng và diễn tập ứng phó sự cố phòng chống thiên tai tại địa phương”.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN