您现在的位置是:Empire777 > La liga

【bayern munich chuyển nhượng】Thúc đẩy kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch

Empire7772025-01-26 17:51:10【La liga】1人已围观

简介Phát triển năng lượng còn nhiều hạn chếTháng 2/2020, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 55-NQ/TW về đị bayern munich chuyển nhượng

Phát triển năng lượng còn nhiều hạn chế

Tháng 2/2020,úcđẩykinhtếtưnhânđầutưhạtầngpháttriểnnănglượngsạbayern munich chuyển nhượng Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với quan điểm chỉ đạo, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

phát-triển-năng-lượng-tái-tạo.jpg
Toàn cảnh Tọa đàm "Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch". Ảnh: Tuấn Nguyễn

Bên cạnh đó, Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém của ngành năng lượng nước ta đó là: Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó, một số cơ chế, chính sách hiện hành chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa thúc đẩy việc xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh. Chính sách về đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên năng lượng còn thiếu, chưa đồng bộ…

Về giải pháp, Nghị quyết 55 đã chỉ rõ, chúng ta cần có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững. Cần xóa bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý trong sử dụng cơ sở vật chất và dịch vụ hạ tầng năng lượng; có cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện, tách bạch với độc quyền nhà nước về truyền tải điện. Thực hiện xã hội hoá tối đa trong đầu tư và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, dịch vụ ngành năng lượng…

Giải pháp phát triển năng lượng bền vững

Để ngành năng lượng có bước phát triển bền vững, đồng thời tiếp tục đưa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, chiều 10/7, Ban Nhân Dân điện tử (Báo Nhân dân) đã tổ chức buổi tọa đàm, với chủ đề “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch”

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho biết, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ để thực hiện tái cấu trúc ngành điện, để tăng cường tính minh bạch, công bằng, không phân biệt đối xử với các thành viên tham gia thị trường. Hiện nay, Bộ Công thương đang nghiên cứu để triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, dự kiến sẽ tiến hành thực hiện thí điểm và tiếp theo thực hiện sau năm 2023. Đối với phát triển thị trường điện bán lẻ điện cạnh tranh, sau 2023 sẽ chuyển dần việc Nhà nước điều tiết giá điện sang cơ chế xác định thông qua giá thị trường.

Như vậy, phát triển thị trường điện tại Việt Nam phù hợp tinh thần với Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, trong việc từng bước áp dụng giá thị trường, tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành điện, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng, xóa bỏ độc quyền trong các khâu của ngành điện.

Ông Nguyễn Đình Hậu - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ các ngành kinh tế- kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, Bộ đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 696 ngày 25/5/2020 về tiếp tục kế hoạch thực hiện kết luận số 50 về việc thực hiện Nghị quyết số 20, Nghị quyết TƯ 6 khóa 11. Trong đó, đưa ra rất nhiều nội dung cụ thể, đặc biệt là rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách pháp luật, đầu tư về tài chính, và doanh nghiệp để bảo đảm đồng bộ giữa các quy định pháp luật, thống nhất giữa các luật để thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ.

Ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam cho biết, Nghị quyết 55 xoay quanh vấn đề năng lượng, trong đó có hai điểm mà những đơn vị tư nhân như chúng tôi rất mong đợi. Một là khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào việc làm năng lượng. Thứ hai là xóa bỏ độc quyền và rào cản để tư nhân tham gia vào mảng năng lượng, trong đó có truyền tải.

“Bên cạnh đó, cần có cơ chế giá để họ phải bỏ vốn và mời gọi ngân hàng tài trợ. Ngân hàng tài trợ thì đòi hỏi phải có đầu ra tài chính. Ở đây đầu ra chưa có thì làm sao làm được. Vì vậy, phải có cơ chế vận hành như thế nào, thuê lại như thế nào, cho phép anh truyền tải 1KW như thế nào… Chúng tôi muốn Bộ Công thương, EVN phải có cơ chế thúc đẩy việc này, dù biết rằng đây không phải việc một sớm một chiều. Nếu không Nghị quyết ra cũng để đó” – ông Tiến nhấn mạnh./.

Văn Tuấn

很赞哦!(35315)