【bảng xếp hạng cúp quốc gia pháp】Vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên nhưng vẫn bảo đảm an toàn cộng đồng

Vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên nhưng vẫn bảo đảm an toàn cộng đồng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Kế thừa những chính sách nhân văn

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đã được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 diễn ra vào giữa năm 2024. Thời điểm đó, các đại biểu Quốc hội còn đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 23/10/2024, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên (Điều 28), một số ý kiến tán thành dự thảo Luật, quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên. Một số ý kiến đề nghị giao Bộ Công an. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan, xin phép Quốc hội giao Bộ Công an là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên.

Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 111), đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật về 4 loại hình phạt, đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng nội dung quy định của từng loại hình phạt nêu trên để vừa bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, vừa đề cao tính nhân văn, hướng thiện trong xử lý người chưa thành niên phạm tội (tại mục 1 Chương VII).

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp, các lần đề xuất này đều nhằm mục đích vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho cộng đồng và cho người bị hại bởi vì Trường giáo dưỡng là môi trường giáo dục có kỷ luật chặt chẽ do Bộ Công an trực tiếp quản lý.

Về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 117), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng và thấy rằng quy định như Điều 103 Bộ luật hình sự hiện hành về tổng hợp hình phạt là bất hợp lý, dẫn đến thiếu công bằng đúng như Báo cáo tổng kết đã nêu. Việc sửa đổi như khoản 2 và khoản 3 Điều 117 dự thảo Luật đã khắc phục được sự thiếu công bằng nêu trên.

Tuy nhiên, về mức tổng hợp hình phạt chung đề xuất chỉnh lý theo hướng: không quá 12 năm tù đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và không quá 18 năm tù đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và áp dụng thống nhất với mọi tội phạm (mà không chỉ áp dụng với 5 tội như dự thảo Luật).

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, quy định như vậy vừa bảo đảm phân hóa được chính sách xử lý giữa người chưa thành niên phạm 1 tội với người chưa thành niên phạm nhiều tội; vừa không tăng nặng trách nhiệm xử lý so với quy định của BLHS; vừa khắc phục được bất cập trong quy định của BLHS về tổng hợp hình phạt; vừa không phát sinh những mâu thuẫn mới trong tổng hợp hình phạt. Trên cơ sở đó, đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý quy định về tổng hợp hình phạt như khoản 2 và khoản 3 Điều 117 dự thảo Luật.

Bảo đảm an toàn và tránh bị kỳ thị cho người chưa thành niên

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cho rằng, dự thảo Luật quy định Bộ Công an là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên là hợp lý.

Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) thảo luận tại hội trường sáng 23/10.

Đại biểu cũng đồng tình với dự thảo Luật quy định biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bởi điều này phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay. Khi vi phạm, người chưa thành niên có thể đã bị áp dụng tạm giam ở cả 3 giai đoạn (điều tra, truy tố, xét xử) và thời gian tạm giam có thể lên tới gần 9 tháng đối với tội nghiêm trọng và gần 12 tháng đối với tội rất nghiêm trọng. Nếu trong phạm vi áp dụng nên được chuyển hướng, thay vì đưa ra xét xử sẽ đảm bảo quyền được giáo dục, học hành cho người chưa thành niên.

Về tách vụ án hình sự, theo đại biểu, đây là vấn đề rất lớn, đại biểu tán thành với quy định của dự thảo luật, tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết. Quy định nhằm bảo đảm thực thi đầy đủ, hiệu quả các chính sách nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo Luật.

Trình bày ý kiến, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Tây Ninh) đưa ra một số công việc phục vụ cộng đồng nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú, bao gồm: Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; tham gia hỗ trợ giúp đỡ người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt.

Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Tây Ninh) cho rằng cần căn nhắc quy định về tham gia lao động công cộng tại nơi cư trú.

Tuy nhiên, Đại biểu cho rằng, việc người chưa thành niên tham gia lao động công cộng nơi cư trú thì không thể tránh việc bị kỳ thị. Còn việc hỗ trợ người cao tuổi cần những kỹ năng riêng và có những hiểu biết nhất định tâm lý về người già, do đó cần cân nhắc quy định này.

Cũng thảo luận về nội dung này, đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục để quyết định một người làm công tác xã hội trong tham gia tố tụng xử lý hình sự đối với người chưa thành niên.

Đại biểu nhận định tại Điều 32 có quy định nhưng chưa rõ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận là người làm công tác xã hội để tham gia giải quyết vụ án hình sự. Đại biểu đặt câu hỏi cơ quan nào sẽ làm hồ sơ thủ tục, trình tự đề nghị xét duyệt chấp thuận và quyết định thế nào Ban soạn thảo cần quy định chặt chẽ hơn.

Về áp dụng hình phạt, đại biểu Dương Tấn Quân đề xuất bỏ nội dung quy định: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên”, vì quy định này đã được quy định cụ thể tại các điều luật khác là khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự “không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi”; Điều 39 Bộ luật Hình sự “không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi". Đồng thời, tại Điều 112 của dự thảo Luật này đã quy định mức hình phạt cao nhất không quá 15 năm tù đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và không quá 9 năm tù đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi để đảm bảo tính tương thích và phù hợp./.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này gồm 5 phần, 11 chương và 176 điều./.