您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【kèo colombia】Chính sách BHXH sẽ được cải cách theo hướng hỗ trợ lẫn nhau

Empire7772025-01-10 15:51:23【Nhận Định Bóng Đá】1人已围观

简介Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chính sách BHXH đang phải đối mặt với những bất cập nào, thưa ôn kèo colombia

chinh sach bhxh se duoc cai cach theo huong ho tro lan nhau

Bên cạnh những kết quả đã đạt được,ínhsáchBHXHsẽđượccảicáchtheohướnghỗtrợlẫkèo colombia chính sách BHXH đang phải đối mặt với những bất cập nào, thưa ông?

- Thứ nhất là diện bao phủ BHXH còn thấp. Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2020, 50% lực lượng lao động tham gia BHXH. Hiện nay, tỷ lệ tham gia mới đạt khoảng 29%, rất khó đạt được mục tiêu. Quy định của pháp luật hiện hành chưa hướng đến BH toàn dân. Rất nhiều đối tượng có nhu cầu tham gia như người điều hành DN, người làm HTX, tự do kinh doanh… có khả năng tham gia lại không được quy định trong luật.

Thứ hai là quy mô tham gia trên thực tế khá thấp. Hiện Việt Nam có gần 600.000 DN, nhưng có tới hơn 300.000 DN chưa đóng BHXH cho người lao động. Điều này có thể hiểu được vì DN Việt Nam rất nhỏ, có 88% DN sử dụng dưới 10 lao động. Những DN chưa tham gia đa phần là DN siêu nhỏ, việc tuân thủ luật pháp chưa tốt.

Thứ ba là việc đóng – hưởng, chia sẻ, bảo đảm tính bền vững của quỹ chưa được thực hiện. Đóng- hưởng đã được thực thi, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít, nhưng BHXH của các nước tiên tiến phải hướng đến sự chia sẻ. Người có thu nhập cao đóng vào quỹ với mức cao và người đóng vào quỹ với lương thấp khi về hưu nên có sự chia sẻ để thu hẹp khoảng cách về lương hưu giữa những người thụ hưởng lương hưu.

Ví dụ như lương hưu, có người nhận 100 triệu đồng/tháng, có người lại chỉ nhận được 1,3 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mỗi lần điều chỉnh lương hưu khoảng cách càng lớn, nếu tăng 7% thì người hưởng lương 100 triệu đồng được tăng thêm 7 triệu đồng, còn người hưởng lương hưu 1,3 triệu đồng chỉ được tăng thêm 91.000 đồng. Như vậy là không hợp lý, mới chỉ chú trọng đến đóng- hưởng, đóng nhiểu hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít nhưng nguyên tắc chia sẻ trong những người hưởng lương lại chưa có dẫn đến sự chênh lệch như trên vì vậy cần phải cải cách.

Bên cạnh đó, BHXH có nhiều chính sách gồm hưu trí, tử tuất, ốm đâu, thai sản, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp. Nhưng chính sách thất nghiệp mới chỉ chi trả cho người thất nghiệp, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp nhưng chưa có chính sách phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, ví dụ như hỗ trợ DN để làm sao họ không sa thải lao động, duy trì việc làm, hoặc để DN có thể tuyển dụng lao động thất nghiệp dài hạn, khó tìm được việc làm.

Đồng thời, sự hỗ trợ giữa các chính sách lẫn nhau trước đây chưa hề có. Nếu như chính sách thất nghiệp duy trì việc làm tránh sa thải, chẳng hạn như 35 tuổi trở lên không bị DN sa thải thì lại tiếp tục làm việc, đóng BHXH.

Chính sách BHXH hiện nay quá chú trọng giải quyết hậu quả, thiếu các giải pháp phòng ngừa. Nếu được hỗ trợ, sẽ thực hiện được mục tiêu mở rộng diện bao phủ. Như vậy, các chính sách BHXH còn thiếu sự gắn kết lẫn nhau.

Với những bất cập như trên, tại đề án cải cách chính sách BHXH lần này có những điểm gì mới, thưa ông?

- Chính sách BHXH sẽ có những nội dung cải cách rất mới, rất căn bản, khẳng định mục tiêu hướng tới BHXH toàn dân, xây dựng hệ thống BHXH với chương trình hưu trí đa tầng. Cụ thể, tầng một là lương hưu xã hội do Nhà nước bảo đảm cho người già không có lương hưu. Cái này từ trước đến nay chúng ta vẫn làm, đối với người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu sẽ được Nhà nước chi trả trợ cấp hàng tháng là 270.000 đồng. Hy vọng với sự cải thiện của ngân sách thì tuổi ở tầng này có thể giảm xuống.

Tầng hai là BHXH do Nhà nước tổ chức như hiện nay tức là có lương, có thu nhập thì tham gia BHXH để sau này có thể hưởng hưu trí, tử tuất. Sẽ có các chính sách để hỗ trợ nông dân, người nghèo, vùng sâu xa, thu nhập thấp, làm việc trong khu vực phi kết cấu, được hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để khuyến khích họ đóng một phần, tham gia BHXH để họ tự đảm bảo cuộc sống cho mình.

Và tầng 3 là hưu trí bổ sung do DN và người lao động thỏa thuận. DN muốn thu hút người tài, muốn giữ chân được họ thì có thể thương lượng với người lao động để đóng vào quỹ hưu trí bổ sung. Quỹ hưu trí bổ sung có thể do các đơn vị ngoài nhà nước cung cấp, điều này vừa giúp đa dạng hóa nguồn tiền lương hưu vừa khuyến khích các DN giữ chân được người có tài.

Đặc biệt, Đề án Cải cách chính sách BHXH tiếp tục đặt ra vấn đề điều chỉnh tuổi hưu, thời gian điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu từ 1/1/2021. Dự kiến, người lao động bình thường, trong điều kiện lao động bình thường sẽ tăng thêm mỗi năm 3 tháng hoặc 4 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Những đối tượng lao động đặc thù có thể nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn tương tự như hiện nay.

Cùng với nâng tuổi nghỉ hưu, trợ cấp tuổi già, lương hưu xã hội sẽ dần giảm xuống. Nếu kiên trì theo định hướng cải cách này, theo lộ trình phù hợp, dần dần sẽ tiến tới BHXH toàn dân, khi về già ai cũng có nguồn sống, không ai bị bỏ lại phía sau.

Các chính sách BHXH sẽ được cải cách theo hướng hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt là chính sách BH thất nghiệp với bảo hiểm hưu trí tử tuất. Các chính sách để BH thất nghiệp sẽ chú trọng thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu thất nghiệp thay vì tập trung giải quyết hậu quả như hiện nay. Điều này sẽ duy trì được việc làm, tăng được số người tham gia BHXH, cũng có thể tạo sự gắn kết giữa cộng đồng người lao động với cộng đồng DN vì những người có công việc ổn định, thu nhập cao có thể chia sẻ cho những người thất nghiệp để người thất nghiệp có việc làm. Những DN lớn ít sa thải lao động thì có thể thông qua quỹ BH thất nghiệp đóng vào đó và dùng quỹ đó hỗ trợ cho các DN nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu. Nếu có sự hỗ trợ như thế, năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ tốt hơn, có nhiều việc làm cho người lao động hơn, hàng hóa, dịch vụ làm ra sẽ nhiều hơn và năng suất lao động chung của quốc gia sẽ được cải thiện.

Trong đề án có nhiều nội dung cải cách khác nữa, ví dụ như cải cách cả việc xây dựng chính sách, cải cách việc tổ chức thực hiện, đồng thời các cơ quan BHXH sẽ hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Có ý kiến cho rằng cải cách BHXH, tăng lương, tăng tuổi nghỉ hưu chủ yếu hướng đến những người làm trong khu vực Nhà nước. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Một trong những nội dung quan trọng trong Đề án Cải cách chính sách BHXH là sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Luật BHXH quy định tham gia 20 năm mới được hưởng chế độ hưu trí thì hiện nay đề án đang xây dựng phương án chỉ cần tham gia 10 năm có thể được hưởng lương hưu, có lợi cho tất cả mọi người. Thứ hai tiền lương khu vực nhà nước thấp hơn so với khu vực thị trường, cho nên nói việc nâng tuổi nghỉ hưu có lợi với khu vực nhà nước thì chưa hẳn.

Để cải cách thành công chính sách BHXH, Nhà nước nên có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần. Sửa đổi các quy định để khuyến khích người lao động tham gia BHXH dài hơn, nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ đóng vào Quỹ BHXH theo hướng hài hòa quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động. Việc điều chỉnh lương hưu xã hội nên căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, đồng thời, lương hưu cơ bản nên được điều chỉnh dựa trên tốc độ tăng giá tiêu dùng, khả năng của Quỹ BHXH và ngân sách. Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu cần được thực hiện theo lộ trình phù hợp với các yếu tố tăng trưởng kinh tế, giải quyết bài toán việc làm và thất nghiệp… Chỉ có như vậy, cải cách mới thành công.

Xin cảm ơn ông!

很赞哦!(9492)