Nhiều sinh viên vẫn giữ kế hoạch du học nước ngoài,ấtchấtỷ lệ cá cược ý bất chấp đại dịch COVID-19. Ảnh:TTXVN
Theo nghiên cứu do công ty công nghệ giáo dục Cialfo công bố hôm nay, có tới 60% số sinh viên dự định theo học đại học ở nước ngoài nói rằng đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng đến mục tiêu của họ.
Với tựa đề “Tìm hiểu về việc tuyển sinh đại học: Tác động của đại dịch và hơn thế nữa”, báo cáo đã khảo sát 3.785 học sinh trung học trên hơn 100 quốc gia để đánh giá mức độ ảnh hưởng của đại dịch đối với giáo dục đại học quốc tế, và kết quả cho thấy ý muốn du học của phần lớn các sinh viên tương lai gần như ít thay đổi do đại dịch. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra nhiều mối lo ngại có thể làm gián đoạn kế hoạch du học của nhiều người.
Ba phần tư (76%) sinh viên nói rằng họ lo ngại về việc sẽ không được tận hưởng đầy đủ trải nghiệm sinh viên trong môi trường hiện tại. Trong khi đó, những lo ngại về tài chính đặc biệt rõ rệt ở châu Á-Thái Bình Dương (62%) và Bắc Mỹ (59%).
Ông Rohan Pasari, CEO của Cialfo cho biết những thách thức liên tục liên quan đến đại dịch khiến sinh viên hiện nay cũng quan tâm đến sự an toàn, công bằng xã hội, tác động môi trường và sức khỏe khi lựa chọn địa điểm du học, thay vì chỉ chú trọng đến danh tiếng và yêu cầu học tập của các trường đại học như trước đây.
Du học trở nên phức tạp hơn
Các lợi ích của du học rất đa dạng, mang lại hữu ích cho nhiều sinh viên, từ việc có được những trải nghiệm cuộc sống mới (76%) đến tiếp cận các chương trình học “tốt hơn” (53%) và khám phá các nền văn hóa khác nhau (53%).
Nhưng đại dịch đã làm phức tạp những mục tiêu đó.
Tại Mỹ, số lượng sinh viên quốc tế đã giảm lần đầu tiên trong năm học 2019-2020. Ước tính, nếu các quy định hạn chế đi lại hiện tại của Australia vẫn được duy trì, lượng sinh viên quốc tế được tiếp nhận ở nước này sẽ giảm hơn 300.000 sinh viên trong năm nay, gây tổn hại cho cả sinh viên và các trường đại học.
Vì những biện pháp đang được áp đặt tiếp tục hạn chế trải nghiệm học đại học, các sinh viên muốn đi du học đã phải xem xét lại các ưu tiên của mình. Chẳng hạn như các sinh viên ở châu Á-Thái Bình Dương hiện đang cân nhắc về lựa chọn địa điểm du học không chỉ về danh tiếng (72%) và yêu cầu học tập (70%), mà còn về cơ hội việc làm trong tương lai (51%) và các biện pháp an toàn hay hạn chế đi lại liên quan đến COVID-19 (50%).
Theo ông Pasari, trong hoàn cảnh nhiều thay đổi như hiện nay, mối quan tâm của sinh viên không còn chỉ về những gì mà một trường đại học mang lại, vì các yếu tố như sức khỏe và an toàn, văn hóa phù hợp mà cơ hội việc làm và khả năng tài chính cho việc học ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Tương lai của giáo dục đại học
Bất chấp sự thay đổi, nghiên cứu của Cialfo cho thấy tổng số đơn đăng ký du học đại học và cao đẳng trong năm 2020 đã tăng 30%, với số lượng đơn đăng ký được chấp nhận tăng 15%. Các quốc gia nước ngoài hàng đầu được nhiều sinh viên nộp đơn du học nhất là Mỹ, Vương quốc Anh, Canada, Hà Lan và Australia.
Theo nhận định của ông Pasari, đây là tín hiện tốt cho tương lai của giáo dục đại học. Tuy nhiên, những thay đổi tiếp theo vẫn còn ở phía trước. Ông cho rằng các trường đại học ở các quốc gia đang cấp thị thực sinh viên và cho phép họ nhập cảnh ngay cả khi việc học chỉ diễn ra trực tuyến sẽ là tiêu chuẩn thu hút sinh viên khi nộp đơn tuyển sinh.
Mặc dù vậy, về lâu dài, bối cảnh thay đổi có thể khiến nhiều trường cao đẳng và đại học cung cấp các chương trình liên kết, về cơ bản sẽ cho phép sinh viên theo học các lớp của một trường đại học ở nước ngoài từ một cơ sở khác trong nước. Mô hình này đã xuất hiện được một thời gian, nhưng nhiều triển vọng sẽ trở nên phổ biến hơn trong những năm tới.
Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, nhưng sự thành công của nó sẽ phụ thuộc vào việc liệu các quốc gia có công nhận các chương trình này để được cấp thị thực lao động hay không.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNBC)