【kêt qua ngoại hạng anh】Chủ tịch UBCKNN: Cần vững tin vào sức bền của thị trường chứng khoán Việt Nam

chu tich ubcknn can vung tin vao suc ben cua thi truong chung khoan viet namSở Giao dịch chứng khoán Hà Nội: Sẵn sàng các bước hợp nhất
chu tich ubcknn can vung tin vao suc ben cua thi truong chung khoan viet namTháng 2,ủtịchUBCKNNCầnvữngtinvàosứcbềncủathịtrườngchứngkhoánViệkêt qua ngoại hạng anh khối lượng giao dịch tăng trên 70% trên thị trường chứng khoán phái sinh
chu tich ubcknn can vung tin vao suc ben cua thi truong chung khoan viet namCác công ty chứng khoán chủ động hỗ trợ nhà đầu tư
chu tich ubcknn can vung tin vao suc ben cua thi truong chung khoan viet namUỷ ban Chứng khoán: Nhà đầu tư đang lo lắng quá đà vì dịch Covid-19
chu tich ubcknn can vung tin vao suc ben cua thi truong chung khoan viet nam
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng.

Thưa ông, tại phiên giao dịch chứng khoán đầu tuần ngày 9/3, hàng loạt mã giảm sàn cho thấy hiện tượng bán tháo của giới đầu tư. Ông đánh giá như thế như thế nào về hiện tượng này?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/3, chỉ số VN-Index giảm 55,95 điểm (-6,28%) xuống 835,49 điểm. Đây cũng là phiên giảm điểm mạnh nhất của chứng khoán Việt Nam kể từ sự kiện Biển Đông năm 2014 với mức giảm 5,87% của chỉ số VN-Index (phiên 8/5/2014).

Tuy nhiên, quan sát thị trường có thể thấy điểm đáng quan tâm là thanh khoản của thị trường đã tăng khá mạnh, đạt gần 6.500 tỷ đồng trên cả 2 sàn niêm yết. Điều này chứng tỏ vẫn có dòng tiền mua vào bắt đáy các cổ phiếu có giá trị cơ bản tốt. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng, nhưng giá trị bán ròng trong phiên không quá lớn, khoảng 230 tỷ đồng.

Nhìn chung, việc thị trường của Việt Nam phiên đầu tuần giảm mạnh là cùng chung với diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới. Chúng tôi cho rằng, việc thị trường giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch 9/3 là khó tránh khỏi, bởi phiên này trùng với “điểm rơi của nhiều tin xấu hội tụ xuất hiện cùng lúc”. Đó là việc giá dầu thế giới giảm mạnh; Chính phủ Nhật Bản đã công bố số liệu kinh tế năm 2019 với kết quả xấu hơn dự báo làm gia tăng lo ngại kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, đặc biệt trong bối cảnh tác động ngày càng nặng nề của dịch Covid-19; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đưa ra quyết định giảm khẩn cấp 0,5% lãi suất.

Như vậy, bên cạnh dòng thông tin tiêu cực chủ lưu là diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ngay lập tức tác động mang tính cộng hưởng không tốt tới tâm lý của giới đầu tư toàn cầu.

Thị trường chứng khoán được ví là hàn thử biểu của nền kinh tế, nên khi có nhiều thông tin bất lợi tới nền kinh tế toàn cầu hay có sự cố bất thường (ở đây là dịch bệnh) thì sẽ phản ứng ngay tức thì.

Còn với Việt Nam, với độ mở cao của nền kinh tế, những thông tin trên không thể không gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, việc giảm điểm trong phiên đầu tuần có lẽ được nhiều chuyên gia, nhà đầu tư dự báo trước. Nguyên nhân chính và trực diện nhất là diễn biến phức tạp của dịch bệnh khi số bệnh nhân dương tính với Covid-19 tại Hà Nội tăng nhanh, sau đó tiếp tục xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm mới ở một số tỉnh thành khác trong những ngày cuối tuần. Đây là yếu tố tiêu cực mang tính bất thường nên tác động tới tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường, khiến xuất hiện việc bán tháo và giảm điểm mạnh.

Theo nhiều dự báo, diễn biến dịch Covid-19 sẽ còn nhiều phức tạp. Ông đánh giá như thế nào về tác động của nó tới thị trường chứng khoán Việt Nam?

Trong thời gian trước mắt, dịch Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường và có tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới nói chung và thị trường chứng khoán quốc tế nói riêng.

Việc Việt Nam có thêm các ca nhiễm Covid-19 mới là điều bất lợi cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, nhưng với quyết tâm lớn của Chính phủ, người dân, cộng với khả năng, kinh nghiệm của Việt Nam, dịch bệnh này sẽ sớm được kiểm soát.

Nhìn một cách tổng quan, khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, thì với nội lực của nền kinh tế Việt Nam, chúng ta vẫn có nhiều cơ sở để trông đợi vào khả năng tăng trưởng kinh tế khả quan. Phân tích trên tương quan toàn cầu, dòng tiền đầu tư khi gặp biến cố có thể tạm thời co cụm, nhưng khi mọi việc đã ổn trở lại, dòng tiền thông minh sẽ luôn tìm tới những nơi an toàn và có khả năng sinh lời cao. Việt Nam chúng ta có nền tảng vĩ mô tốt, có lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do cũng như xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu, Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện cho phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,... Chúng tôi cho rằng, Việt Nam vẫn là điểm sáng khi dịch bệnh sớm muộn cũng sẽ được kiểm soát.

Bên cạnh đó, những tổn thương của doanh nghiệp trong đại dịch lần này là khó tránh khỏi, tuy nhiên, trong trung hạn, gói hỗ trợ tín dụng và tài khóa của Chính phủ chắc chắn sẽ phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp sớm vực lại sức sản xuất kinh doanh.

Chúng tôi tin rằng, với nỗ lực quyết tâm của Nhà nước, sự hợp sức đoàn kết của người dân, dịch bệnh Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng sẽ ổng định tăng trưởng trở lại.

Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi mong rằng, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư cần vững tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành, cũng như sức bền của thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm góp phần hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là tránh những phiên bán tháo không cần thiết.

Vậy với trách nhiệm là cơ quan quản lý, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có giải pháp gì để hỗ trợ nhà đầu tư không thưa ông?

Trước những ảnh hưởng tiêu cực hiện hữu của dịch Covid-19, thì ưu tiên hàng đầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong phạm vi của ngành, đặc biệt là việc bảo vệ sức khỏe của cán bộ, nhân viên trong hệ thống và xây dựng phương án giao dịch an toàn trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh còn phức tạp. Tuy nhiên, để hỗ trợ nền kinh tế và thị trường chứng khoán có thể vượt qua đại dịch lần này là nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Trong bối cảnh hiện nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành thị trường chứng khoán theo quan điểm: “Tôn trọng sự tự điều chỉnh theo quan hệ cung – cầu của thị trường, hạn chế tối đa các tác động, can thiệp về hành chính và kỹ thuật vào thị trường khi chưa thật sự cần thiết”.

Cùng với đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị sẽ tăng cường theo dõi giám sát các diễn biến của thị trường để kịp thời đưa thông tin chính thống, minh bạch cho thị trường; trấn an tâm lý nhà đầu tư; xử lý nghiêm những hành vi thao túng, trục lợi do dịch bệnh hoặc tung tin đồn thất thiệt để trục lợi.

Trong phạm vi thẩm quyền, chúng tôi sẽ báo cáo Bộ Tài chính một số giải pháp góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong ngành chứng khoán và cho nhà đầu tư, trong đó có giải pháp cắt giảm một số loại giá dịch vụ chứng khoán và nới lỏng một số quy định về giao dịch ký quỹ áp dụng cho giai đoạn trước mắt.

Để tiếp tục chủ động điều hành thị trường chứng khoán trong thời gian phức tạp sắp tới, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, chính trị và chứng khoán trong và ngoài nước để kịp thời thông tin đến nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm đúng tình hình, bình ổn tâm lý cho nhà đầu tư.

Cùng với đó, tiếp tục triển khai các giải pháp đã đề ra theo kế hoạch, trong đó chú trọng các giải pháp về tuyên truyền, xây dựng kịch bản chủ động tổ chức giao dịch toàn thị trường kể cả trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp theo hướng gia tăng về mức độ giao dịch và giám sát giao dịch trực tuyến.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ kịp thời này!