【nhận định giải ý】Giá tiêu hôm nay 17/8/2024: Giảm liên tiếp, nguồn cung thấp ở mức nào trong thời gian tới?

Giá tiêu hôm nay 15/8/2024: Tiếp đà tăng mạnh,átiêuhômnayGiảmliêntiếpnguồncungthấpởmứcnàotrongthờigiantớnhận định giải ý vùng giá mới lại được thiết lập Giá tiêu hôm nay 16/8/2024: Giảm đồng loạt, khó có đợt tăng giá sốc trở lại Giá nông sản hôm nay ngày 16/8: Tiêu quay đầu giảm; sầu Thái đồng loạt tăng 106.000 đồng/kg Tỷ giá USD hôm nay 16/8/2024: Tỷ giá trung tâm về mức 24.254 đồng

Giá tiêu hôm nay ngày 17/8/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm 2.000 - 2.500 đồng/kg ở một vài địa phương so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 136.000 -137.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lăk là 137.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 137.000 đồng/kg giảm 2.000 đồng so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 136.500 đồng/kg giảm 2.500 đồng so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 136.500 đồng/kg giảm 2.500 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Giá tiêu hôm nay 17/8/2024:
Giá tiêu hôm nay 17/8/2024: Giảm liên tiếp, nguồn cung thấp ở mức nào trong thời gian tới?

Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm 2.500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 136.000 đồng/kg, giảm 2.500 đồng/kg so với ngày hôm qua; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 136.000 đồng/kg giảm 2.500 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Như vậy, sau 2 ngày tăng liên tiếp, giá tiêu trong nước hôm nay tiếp tục giảm phiên thứ 2 ở các địa phương trọng điểm, mức giảm 2.000 - 2.500 đồng/kg, ghi nhận mức giá cao nhất 137.000 đồng, dao động ở vùng giá 136.000 – 137.000 đồng/kg.

Giátiêutrong nước ngày 17/8/2024

Giá tiêu hôm nay 17/8/2024:

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 164.400 tấn hạt tiêu các loại, thu về gần 765 triệu USD, giảm 2,2% về lượng nhưng tăng 40,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều quốc gia trên thế giới nhập khẩu nhiều hạt tiêu của Việt Nam như Mỹ, Đức, Ấn Độ, UAE, Trung Quốc…

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu nhiều hạt tiêu từ các quốc gia như Campuchia, Indonesia và Brazil. Chỉ riêng lượng hạt tiêu từ 3 quốc gia này đã chiếm tới 92% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong 7 tháng đầu năm 2024.

Quy mô của thị trường hạt tiêu toàn cầu có giá trị khoảng 5,4 tỷ USD và được dự báo là sẽ tăng trưởng trung bình 20% trong giai đoạn từ 2024 – 2032. Theo VPSA, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm 40% và xuất khẩu chiếm tới 60% thị phần trên thế giới.

Brazil hiện đang là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu đen lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam, chiếm 17 – 18% tổng nguồn cung toàn cầu. Do đó, tình trạng mất mùa liên tục tại Brazil sẽ gây ra tác động lan tỏa trên toàn cầu, dự kiến sẽ thúc đẩy giá tiêu toàn cầu tăng lên những tháng cuối năm 2024 khi nguồn cung tiêu từ các nước sản xuất lớn khác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia… cũng đều suy giảm đáng kể.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 7.412USD/tấn, giảm 0.19 %, giá tiêu trắng Muntok đạt 8.728USD/tấn, giảm 0.18 %.

Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil duy trì ổn định giữ ở mức 6.175 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia tiếp tục đứng vững ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam duy trì ở mốc cao giao dịch ở 5.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.200 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.500 USD/tấn...

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê ở Gia Lai, cho biết, người sản xuất hồ tiêu nên chuẩn bị cho một chu kỳ tăng giá mới kéo dài khoảng 10 năm.

Theo khảo sát của Hiệp hội tại các tỉnh trồng tiêu chủ lực tại 3 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông) và 3 tỉnh Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu), diện tích trồng hồ tiêu đã giảm 50% so với thời kỳ đỉnh cao.

Do diện tích trồng giảm, chu kỳ tăng giá hiện tại có thể sẽ có nguồn cung thấp hơn các chu kỳ trước. Nếu nông dân không trồng mới hoặc tái canh, nguồn cung hồ tiêu sẽ không tăng trong 4 năm tới, đồng thời còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết và biến đổi khí hậu.

Các diện tích trồng xen canh hồ tiêu và sầu riêng sẽ chuyển sang trồng sầu riêng khi cây lớn, làm giảm thêm nguồn cung hồ tiêu. Ông Bính dự đoán giá hồ tiêu sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung không được bổ sung trong 4 năm tới.

Tuy nhiên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPSA) cảnh báo, sự cạnh tranh từ các loại cây trồng khác và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho giá hồ tiêu trở nên không ổn định. Sản lượng trong vụ tới có thể sẽ không thay đổi nhiều so với năm 2024.

Tại thị trường trong nước, từ đầu tuần, giá tiêu và giá cà phê luôn ở 2 trạng thái đối nghịch nhau. Khi cà phê tăng thì tiêu giảm, và ngược lại. Dẫu vậy cả 2 mặt hàng nông sản đều có điểm chung là nguồn cung thấp và xuất khẩu đang giảm dần.

Xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của hồ tiêu Việt Nam đạt 164.357 tấn so với sản lượng thu hoạch năm 2024 đạt khoảng 170 nghìn tấn, sản lượng còn lại ước tính rất thấp. Tồn kho vụ 2023 chuyển sang cộng với lượng nhập khẩu năm 2024 khoảng 40 - 45 nghìn tấn.

Như vậy, nguồn hàng xuất khẩu từ tháng 8 cho tới cuối năm sẽ thấp hơn mọi năm và kéo dài cho đến tháng 3/2025 khi vụ mùa 2025 dự kiến bắt đầu thu hoạch. Giá cả đắt đỏ hơn khiến nhu cầu tại nhiều thị trường giảm sút, qua đó làm khối lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam liên tiếp giảm những tháng gần đây.

*Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng địa phương.