Kiểm soát lạm phát,ẩnbịkịchbảnứngphókịpthờikhithịtrườngcóvạnbiếket qua cup quoc gia viet nam tỷ giá và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng Tầm nhìn dài hạn về ổn định thị trường Thị trường 5 tháng cơ bản ổn định, theo đúng kịch bản điều hành giá |
Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024. |
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Ứng biến trong vạn biến” do Báo Đầu tư phối hợp với Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức vào chiều 6/6, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường địa chính trị, địa kinh tế thế giới này đã tiếp tục tác động tiêu cực đến triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế, tạo sức ép lớn lên điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Tuy vậy, với sự nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ.
Mặc dù xu hướng phục hồi là tích cực, nhưng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là với một nền kinh tế có quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần theo dõi sát, nhanh nhạy nắm bắt tình hình, dự báo sớm để điều chỉnh, phản ứng chính sách kịp thời, thích ứng cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn.
Cũng tại Diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho rằng, các động lực tăng trưởng đang phục hồi dù không đồng đều. Tín dụng hiện nay tăng 2,41%, thấp hơn so với mức 3,27% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, điều này phù hợp với sức cầu của nền kinh tế.
Theo TS. Cấn Văn Lực, lạm phát có thể nhích nhẹ trong thời gian tới, tuy nhiên sẽ bình ổn. Nhóm phân tích của Viện Đào tạo nghiên cứu BIDV dự báo chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm nay ở mức 3,5-4%. Lãi suất điều hành đi ngang từ nay đến cuối năm. Ngoài ra, năm 2024, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn khoảng 213,5 nghìn tỷ đồng, trong đó lĩnh vực bất động sản khoảng 80.000 tỷ đồng (37%) là những con số không đáng lo ngại.
Cũng nói về "vạn biến" của môi trường kinh tế, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ ra điểm khác biệt cơ bản trong cách thức điều hành kinh tế- xã hội của năm 2024 khi mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng được đặt lên, trong khi năm 2023 đặt quá nhiều trọng tâm vào kiểm soát kinh tế vĩ mô.
Về các biến số ở thời điểm hiện tại, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, thị trường và thể chế là hai trong “vạn biến” cần nhận biết. Theo đó, tính cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và nước ngoài đều trở nên gay gắt hơn. Về thể chế, Chính phủ hiện đang điều hành chính sách rất quyết liệt, kiểm soát chất lượng của các văn bản từ khâu ban hành, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước giảm câu chuyện "một cửa nhiều ngách".
Thực tế cho thấy, trong năm qua, nhiều luật được ban hành. Trong đó, 4 luật quan trọng là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ông Hiếu nhận định, các luật này có thể tái cơ cấu thị trường đối với ngành nghề sản xuất kinh doanh có liên quan, nên các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho kịch bản và thay đổi về cách tiếp cận với tâm thế chủ động và chấp nhận cuộc chơi.
Trong bối cảnh như trên, các chuyên gia cho rằng, cơ hội vẫn nhiều hơn thách thức, nhà đầu tư cần phải biết khẩu vị rủi ro của mình để đa dạng hóa danh mục đầu tư, sử dụng đòn bẩy hợp lý, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ “chuyên môn” của các trung gian tài chính khác.
Báo cáo của McKinsey cho biết, đến năm 2027, Việt Nam được dự đoán sẽ trở thành thị trường tư vấn tài chính cá nhân (PFA) trị giá khoảng 600 tỷ USD, tăng trưởng với tốc độ 11% mỗi năm từ mức PFA cơ bản là khoảng 360 tỷ USD tính đến cuối năm 2022. Số tài sản tài chính cá nhân được quản lý (Wealth Management) tại Việt Nam trong năm 2022 đạt 45-52 tỷ USD, doanh thu từ quản lý tài sản đạt 500 triệu USD.
Theo các chuyên gia, sự bất ổn tài chính và tăng trưởng chậm chạp tại các nền kinh tế lớn đã khiến dòng vốn của thị trường quản lý tài sản đang có sự dịch chuyển dần sang các thị trường mới nổi, trong đó có Đông Nam Á. Thái Lan và Việt Nam được nhận định sẽ là hai thị trường quản lý tài sản phát triển nhất khu vực.