【nhan dinh chelsea vs fulham】ASEAN khởi động chuỗi hội thảo chuyên đề trực tuyến về RCEP
Trong bài phát biểu khai mạc,ởiđộngchuỗihộithảochuyênđềtrựctuyếnvềnhan dinh chelsea vs fulham Tổng thư ký ASEAN - Dato Lim Jock Hoi - đề cập rằng, do đại dịch, giá trị ngoại thương của ASEAN giảm 5,5% và nền kinh tế khu vực ghi nhận mức suy giảm 3,3%. Tuy nhiên, nền kinh tế của khu vực dự kiến sẽ phục hồi trong năm nay. Nền kinh tế ASEAN dự kiến sẽ tăng trưởng 4,0% trong năm nay và 5,2% vào năm tới.
Nhưng triển vọng kinh tế tích cực này vẫn chưa chắc chắn vì nguy cơ tăng trưởng không đồng đều có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách phát triển và do đó, cần phải đảm bảo tỷ lệ sử dụng Hiệp định RCEP cao giữa các doanh nghiệp trong khu vực.
Hội thảo chuyên đề trực tuyến ngày 26/7 tập trung vào khía cạnh thương mại hàng hóa của Hiệp định RCEP và đề cập đến một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn như lộ trình cam kết thuế quan, ưu đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế quan trong thương mại hàng hóa và các biện pháp phòng vệ thương mại theo RCEP. Các tham luận viên cấp cao và diễn giả chính, nhiều người trong số họ đã tham gia vào các cuộc đàm phán RCEP, bao gồm Iman Pambagyo, Chủ tịch Ủy ban Đàm phán thương mại, đã tham gia hội thảo chuyên đề này.
Các tham luận viên đều đồng ý rằng, việc tiếp cận cộng đồng cũng quan trọng như chính quá trình đàm phán. Nếu không có một chiến dịch tiếp cận công chúng thích hợp về cách sử dụng các ưu đãi do RCEP đưa ra, Hiệp định sẽ có nguy cơ có tỷ lệ sử dụng thấp và tác động tối thiểu đến các doanh nghiệp. Các thành viên tham gia hội thảo cũng đề nghị Ban Thư ký ASEAN phối hợp chặt chẽ với các hội đồng kinh doanh khu vực và quốc gia để tổ chức các sự kiện hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao nhận thức của họ về lợi ích của RCEP.
Hiệp định RCEP dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 1/2022. Để Hiệp định có hiệu lực, 6 nước ký kết từ các quốc gia thành viên ASEAN và 3 nước từ các quốc gia thành viên không thuộc ASEAN sẽ phải gửi văn bản phê chuẩn cho Ban Thư ký ASEAN. Song song với quá trình phê chuẩn, công việc chuẩn bị để Hiệp định có hiệu lực hiện cũng đang được tiến hành thông qua cơ chế Ủy ban hỗn hợp RCEP lâm thời.