Ảnh minh họa |
Xăng dầu kém chất lượng – nguyên nhân gây cháy xe?ăngdầukémchấtlượngsẽhếtcửkq ngoại hạng anh hôm qua
Trước tình trạng một số xe máy, ô tô của nhiều hãng xe bốc cháy khi đang lưu thông, thậm chí cháy cả khi dừng đỗ trong nhà hay ngoài phố... gây ra sự lo lắng cho người dân khi không rõ nguyên nhân của các vụ cháy này và có ý kiến cho rằng chất lượng xăng dầu là một trong những nguyên nhân gây cháy.
Nhiều nghi vấn đặt ra cho các cửa hàng bán xăng dầu hoặc hàng bán xăng rong (bán xăng dầu trên vỉa hè) đã gian lận thương mại vì mục đích lợi nhuận nên đã pha thêm chất phụ gia (metanol, acetone...) vào xăng để nâng trị số octan hoặc do chính chủ xe sử dụng viên tiết kiệm xăng cho trực tiếp vào bình xăng. Các chất này có thể gây ảnh hưởng đến linh kiện, phụ tùng của xe, gây rò rỉ nhiên liệu khi có tia lửa điện dẫn đến cháy nổ.
Để có thể có kết luận về nguyên nhân gây ra các vụ cháy xe cần có nghiên cứu, xem xét trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên, để tăng cường việc quản lý chất lượng xăng dầu hiện nay trên thị trường, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 14/2012/TT-BKHCN nhằm quản lý đối với metanol, acetone và nước có trong xăng không chì.
Theo ông Trần văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, với các quy định hiện hành đã được ban hành, hiện nay, nhìn chung chất lượng xăng dầu được quản lý chặt chẽ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường, từ hai nguồn chính là nhập khẩu và sản xuất trong nước. “Đối với xăng dầu nhập khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện chứng nhận hợp quy, đăng ký kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. Đối với xăng dầu sản xuất trong nước, doanh nghiệp phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy”, ông Vinh cho biết.
Theo ông Vinh, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn đều có quy trình giao nhận, quy định tại các cửa hàng bán lẻ của thương nhân khá chặt chẽ, ít có sai phạm. Tuy nhiên, tình trạng gian lận trong đo lường, chất lượng xăng dầu thời gian gần đây chủ yếu tập trung vào khâu vận chuyển, giao nhận và tại các cửa hàng của tổng đại lý, đại lý tư nhân.
Còn vướng trong quy định
Được biết, Nghị định 84/2009/NĐ-CP quy định mỗi đại lý, tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng với một thương nhân đầu mối. Trên thực tế, các đơn vị này vẫn tìm cách ký với nhiều nơi, nhập hàng từ nhiều nguồn khác nhau (có trị số octan khác nhau đối với xăng; hàm lượng lưu huỳnh khác nhau đối với nhiên liệu điêzen) và do đó không thể kiểm soát được chất lượng vì khó phân định xăng dầu nằm trong kho là của đầu mối nào kém chất lượng để xử lý.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của các thương nhân đầu mối cũng không được quy định rõ. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 84, việc yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối đảm bảo chất lượng xăng dầu là đúng, nhưng thương nhân đầu mối kiểm soát như thế nào và trách nhiệm đến đâu thì không được quy định rõ. Theo Nghị định 84, thương nhân đầu mối chỉ được kiểm tra tổng đại lý, đại lý về thủ tục, nếu phát hiện sai phạm thì cũng chỉ có thể chấm dứt hợp đồng chứ không có quyền xử phạt. Do đó, đại lý vi phạm khi bị phát hiện và bị cắt hợp đồng thì lại có thể ký hợp đồng với thương nhân đầu mối khác.
Ông Trần Quốc Tuấn Cục trưởng cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa cho biết, với những quy định hiện hành thì chưa có quy định cụ thể để kiểm soát được quá trình vận chuyển xăng dầu từ kho hàng đến các kho của tổng đại lý, đại lý và cửa hàng xăng dầu nên dẫn đến tình trạng có thương nhân đầu mối kiểm soát tốt, có thương nhân đầu mối còn buông lỏng khâu này. „Trong khi đó, việc chưa phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn giữa thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý và cửa hàng bán lẻ về chất lượng xăng dầu nên dẫn đến tình trạng khi xảy ra khiếu nại, tranh chấp, các thương nhân thường đổ lỗi cho nhau“ ông Tuấn nói.
Quản lý theo chuỗi khép kín
Để khắc phục những tình trạng như hiện nay, đồng thời để tăng cường việc quản lý chất lượng và đo lường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, mới đây Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng Thông tư về quản lý chất lượng xăng dầu gồm 3 khâu: từ nguồn (gồm có xăng dầu nhập khẩu và sản xuất trong nước), vận chuyển - lưu kho và tại các đại lý. Vì vậy, việc kiểm soát chất lượng xăng dầu phải tiến hành từ kiểm soát hoạt động của hệ thống đại lý.
Theo ông Trần văn Vinh, dự thảo của Thông tư này sẽ tập trung quản lý xăng dầu theo chuỗi khép kín từ sản xuất, nhập khẩu đến vận chuyển, lưu thông phân phối.
“Sẽ có những quy định cụ thể về việc lấy mẫu, niêm phong mẫu, lưu mẫu xăng dầu và thử nghiệm mẫu xăng dầu. Bên cạnh đó, sẽ có quy định về quản lý chất lượng xăng dầu nhập khẩu; sản xuất, pha chế trong nước; xăng dầu tại tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu; xăng dầu trong kinh doanh dịch vụ vận chuyển xăng dầu; xăng dầu xuất khẩu.”, ông Vinh cho biết.
Như vậy, khi những quy định mới về quản lý chất lượng xăng dầu theo chuỗi khép kín được đưa vào áp dụng thì việc quản lý chất lượng xăng dầu sẽ thuận lợi hơn và những kẽ hở trong quá trình kiểm soát chất lượng xăng dầu sẽ được lấp đầy bởi những quy định của luật pháp.
Mai Hương