Khi nói đến cồng chiêng,ữgigravenvănhoacuteacồsố liệu thống kê về real sociedad gặp real madrid đồng bào S’tiêng ở thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp nhắc ngay đến già làng Điểu Creo. Bởi hơn 17 năm qua, già làng Điểu Creo đã gìn giữ, bảo vệ bộ cồng chiêng của thôn gồm 5 chiếc. Không chỉ vậy già còn phát huy giá trị của văn hóa cồng chiêng qua việc truyền dạy cách sử dụng cho thế hệ trẻ. Già làng Điểu Creo nói: Cồng chiêng là bản sắc của dân tộc mình. Để duy trì bản sắc này, già phải vận động bà con cùng giữ gìn. Mình biết đến đâu thì dạy đến đó để đồng bào hiểu và giữ gìn, phát huy.
Các già làng, trưởng ấp và thanh niên sinh hoạt cồng chiêng tại nhà già Điểu Creo
Hiện nay, nhiều nhạc cụ truyền thống đang bị giới trẻ lãng quên. Các loại hình văn hóa hiện đại xâm nhập tận ấp, sóc. Tuy nhiên, về thôn Thiện Cư, phần lớn thanh niên S’tiêng vẫn một lòng đam mê bộ nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Nhiều thanh niên được già làng Điểu Creo dạy giờ đã biểu diễn thuần thục cồng chiêng...
Anh Điểu Quyết được già Điểu Creo dạy nay đã biết sử dụng, hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của cồng chiêng và cảm thấy hãnh diện khi là thế hệ tiếp nối lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào mình. Anh Điểu Quyết cho biết: “Được xem các bác, các chú luyện tập, từng nhịp cồng chiêng đã ngấm trong tôi lúc nào không hay. Lúc đầu luyện tập tôi thấy hơi khó nhưng sau đam mê, thích thú. Nghệ thuật đánh cồng chiêng đã khó nhưng việc chỉnh chiêng còn khó hơn, đòi hỏi phải am hiểu về cồng chiêng. Bên cạnh đó, phải sử dụng được tất cả chiêng trong bộ cồng chiêng, từ đó mới cảm nhận được âm, thẩm thấu âm chính xác”.
Hòa nhịp với cuộc sống hiện đại, người S’tiêng đã biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đời sống ổn định hơn. Dù đang bận rộn thu hoạch điều nhưng họ cũng không quên tập hợp mọi người luyện tập đánh cồng chiêng sau ngày lao động để quên đi vất vả, lo toan... Người S’tiêng quan niệm, giá trị của văn hóa cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật diễn tấu mà còn mang đậm ý nghĩa tâm linh. Mỗi nhịp điệu vang lên lại giúp đồng bào giao tiếp với thiên nhiên, thần linh, tổ tiên và cả chính mình. Ông Điểu Ngọc, Trưởng thôn Thiện Cư cho biết: Bản sắc văn hóa truyền thống cồng chiêng trên địa bàn đang được bà con lưu giữ và phát huy. Đặc biệt, trong các dịp lễ, tết, cưới, hỏi cũng thường xuyên sử dụng cồng chiêng. Âm thanh cồng chiêng vang lên rộn rã như đưa con người hòa mình với đất trời. Để văn hóa cồng chiêng không bị mai một, các ngành chức năng cần thường xuyên tổ chức những lớp, khóa đào tạo bài bản về nhạc cụ này cho lớp trẻ.
Bí thư Chi đoàn thôn Thiện Cư Điểu Thị Bé cho biết: Cảm nhận của giới trẻ hôm nay về văn hóa cồng chiêng, đó là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống, văn hóa của dân tộc. Tiếng cồng chiêng như mạch nước ngầm chảy xuyên suốt trong đời sống mỗi con người nơi đây. Tuổi trẻ S’tiêng sẽ phát huy hơn nữa bản sắc dân tộc.
Đồng bào S’tiêng có được những người tâm huyết giữ gìn văn hóa cồng chiêng như già làng, trưởng thôn ở Thiện Cư là niềm tự hào, nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay.
Đức Trung