【kqbd qt】Kinh tế Trung Quốc nhìn từ Đại hội 18

kinh te trung quoc nhin tu dai hoi 18

Các đại biểu tham dự Đại hội

Tại Đại hội,ếTrungQuốcnhìntừĐạihộkqbd qt các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhắc lại cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 10 năm tới. Tuy nhiên, những thách thức về kinh tế mà thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối mặt lớn hơn nhiều những thách thức mà thế hệ tiền nhiệm phải vượt qua cách đây 10 năm.

Nghị quyết Đại hội 18 nêu rõ ĐCS Trung Quốc coi cải cách mở cửa là con đường để xây dựng một nước Trung Quốc mạnh hơn và là đặc trưng quan trọng nhất của giai đoạn phát triển mới ở Trung Quốc, coi Quan điểm phát triển khoa học là một phần định hướng hành động của ĐCS Trung Quốc.

Đại hội nhất trí đặt Quan điểm phát triển khoa học bên cạnh Học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và thuyết "Ba đại diện". Nội dung quan trọng này được đánh giá là thông điệp mạnh mẽ của Bắc Kinh khi Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thể hiện Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc rượt đuổi về khoa học với các cường quốc có nền khoa học phát triển lâu đời.

Tuy nhiên, nhìn lại cơ sở hạ tầng hiện nay ở quốc gia đông dân nhất thế giới này, thì điều mà Nghị quyết Đại hội 18 vừa nêu vẫn là mục tiêu lâu dài. Nhiệm vụ trước mắt là duy trì ổn định xã hội và xây dựng mô hình kinh tế lấy tiêu thụ nội địa làm động lực tăng trưởng, đó mới là thách thức lớn nhất của thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc.

Những khát vọng của Trung Quốc cho nền kinh tế của họ trong thập niên tới đã được nói đến nhiều tại Đại hội 18, trong các cuộc thảo luận bên lề hội nghị và trong các bài tường thuật của báo chí nhà nước về hội nghị này. Trong diễn văn khai mạc của ông Hồ Cẩm Đào, vấn đề kinh tế cũng chiếm một vị trí nổi bật khi từ "kinh tế" được nhắc tới tổng cộng 104 lần, cụm từ “phát triển kinh tế” được đề cập hơn 10 lần và “cải cách khai phóng” - câu nói của Đặng Tiểu Bình - cũng được nhắc tới khá nhiều.

Mặc dù những rủi ro mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt không được đề cập nhiều, nhưng không có nghĩa là họ có thể làm ngơ. Phát biểu trực tiếp nhất của ông Hồ Cẩm Đào về những thách thức của Trung Quốc là: "Trung Quốc đang đối mặt với những cơ hội và rủi ro chưa từng có. Năm 2012, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm tới mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua.

Dù tỉ lệ tăng trưởng năm 2012 được dự báo là 7,5% - mức tăng trưởng mà nhiều nước khác mơ ước - nhưng con số này chỉ bằng gần một nửa mức tăng trưởng của 5 năm trước." Thành tích này quá kém cỏi để có thể cho phép Bắc Kinh bảo đảm việc làm cho người dân, hạn chế bất ổn trong xã hội. Bản thân ông Hồ Cẩm Đào cũng nhìn nhận Trung Quốc cần nhanh chóng thay đổi mô hình kinh tế. Đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc Bắc Kinh cần xem xét lại mô hình phát triển vốn dựa vào xuất khẩu, đầu tư tràn lan và chính sách tiền tệ quá dễ dãi.

Kinh tế Trung Quốc còn gặp một vấn đề nữa là nợ xấu. Mặc dù Trung Quốc nắm trong tay kho dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ USD, nhưng so với núi nợ cao ngất đó thì kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ ấy chưa đủ để chuộc nợ. Mặt khác, trong giao dịch tài chính với bên ngoài tính đến tháng 6-2012, tuy Trung Quốc đạt thặng dư khoảng 1.750 tỷ USD, song khi đầu tư ra ngoài, như mua công trái để làm chủ nợ của Mỹ, thì Trung Quốc thu về phần lời rất thấp trong khi phải trả một mức doanh lợi rất cao cho nguồn đầu tư của nước ngoài vào thị trường Trung Quốc.

Nhìn vào tương quan trao đổi bất cân xứng này, Trung Quốc vẫn là một nước lạc hậu. Đó là chưa nói đến trong hoàn cảnh hiện tại, khi kinh tế toàn cầu trì trệ, kinh tế Trung Quốc khó đạt mức tăng trưởng trên 8% - con số được cho là tối thiểu để tránh bạo loạn.

Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc diễn ra vào thời điểm nhu cầu cải tổ trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Thành công hay thất bại của tiến trình cải tổ đó sẽ ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức mạnh của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là các nhân vật đứng đầu guồng máy chính trị Trung Quốc trong 10 năm tới sẽ tiến hành cải tổ như thể nào để hoàn thành mục tiêu "xây dựng toàn diện xã hội khá giả".

Thu Thảo