Tăng cường đầu tư công nghệ,Ởampquotthủphủampquotchănđệmbìnhdâket qua chile máy móc
Ấn tượng đầu tiên của phóng viên khi tới làng nghề Trát Cầu- thủ phủ chăn ga gối đệm lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Hồng là không khí hối hả, tấp nập cảnh vận chuyển hàng hóa từ đây đi khắp các nơi. Những chiếc xe ô tô tải, bán tải nối đuôi nhau vào làng với những đơn hàng đã được đặt trước hàng tháng.
Qua quan sát phóng viên nhận thấy, đây đang là đầu mùa vụ, song các gia đình làm nghề từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn đều đang chạy đua với sản lượng để kịp các đơn hàng phục vụ cho nhu cầu của khách. Sản phẩm chăn, ga, gối, đệm Trát Cầu ngày càng phong phú về mẫu mã, chất lượng. Cả làng có 1.200 hộ, thì có đến hơn 50 cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lớn, thường xuyên sử dụng khoảng từ 10 đến 20 lao động, còn lại các hộ khác sản xuất quy mô hộ gia đình, song hầu hết các cơ sở mà phóng viên tham quan, tìm hiểu, các hộ đều đầu tư máy móc hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất.
Theo lời anh Đỗ Duy Quyền, chủ cơ sở sản xuất đệm Việt San, để sản xuất ra những sản phẩm đệm chất lượng phục vụ cho nhu cầu của thị trường, gia đình anh đầu tư 8 tỷ đồng để nhập khẩu dây chuyền máy móc hiện đại của Hàn Quốc, đồng thời dành diện tích đất khoảng 1.000m2 để đặt hệ thống máy móc với khoảng 10 công nhân thường xuyên làm việc. Sản lượng đệm được làm ra từ dây chuyền của cơ sở trung bình khoảng 800-900 chiếc/ngày. “Vào những chính vụ, mỗi ngày cơ sở anh xuất ra thị trường khoảng từ 500-500 chiếc đệm, còn những ngày trước vụ, sản lượng thấp hơn khoảng 200 chiếc”, anh Quyền nói.
Về giá của những chiếc đệm được sản xuất tại cơ sở, anh Quyền nói, cơ sở bán ra mỗi chiếc đệm giá khoảng 800-900.000 đồng/chiếc, tùy từng thời điểm. Vào thời điểm “cháy hàng” của tháng 11 mỗi năm, hầu như cơ sở nào cũng khan hiếm hàng, giá sẽ tăng cao thêm khoảng 10%.
Thông tin cho phóng viên về giá cả hàng hóa đang được bán tại cửa hàng gia đình, chị Nguyễn Thị Lan, chủ cơ sở kinh doanh chăn, ga, gối, đệm ở đội 6 làng Trát Cầu cho biết, bên cạnh mẫu mã đẹp, một ưu điểm nổi trội của các loại chăn, ga, gối, đệm Trát Cầu là giá thành rẻ. Nhờ tận dụng nguồn lao động tại nông thôn, lao động dôi dư, không dành nhiều tiền đầu tư cho quảng cáo, cho nên giá thành của chăn, đệm Trát Cầu thấp hơn hẳn các sản phẩm tương tự của những liên doanh lớn, góp phần đẩy lui sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp của Trung Quốc.
Về nguồn tiêu thụ sản phẩm, theo lời hầu hết các cơ sở kinh doanh tại Trát Cầu, do đây là thương hiệu làng nghề có lịch sử lâu đời nên người dân trong làng không cần phải quảng cáo hay chào bán mà các lái buôn từ khắp các tỉnh thành phía Bắc, một số khu vực của phía Nam đều tìm tới nhập hàng, cá biệt có những lái buôn còn nhập hàng để xuất sang Lào, Campuchia.
Còn ít thương hiệu riêng
Đến Trát Cầu hôm nay, phóng viên còn nhận thấy nhà cửa cao tầng mọc lên san sát như phố. Theo thống kê, trong thôn hiện có khoảng gần 50 DN, cơ sở sản xuất kinh doanh với hàng trăm ô tô tải, ô tô con. Bình quân mỗi hộ làm nghề có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, còn các cơ sở sản xuất lớn có thể thu nhập lên tới hàng chục tỷ đồng/năm.
Có một thực tế mà phóng viên nhận thấy trong quá trình về thăm làng nghề sản xuất chăn, ga, gối đệm Trát Cầu đó là dù sản phẩm của Trát Cầu tràn ngập thị trường nhưng ít thấy sản phẩm được mang thương hiệu Trát Cầu. Hiện chỉ một số ít cơ sở in trên bao bì những cái tên riêng cho cơ sở của mình như Vinh Mạnh, Gia Hưng, Minh Hưng, Thành Đạt Mười, Tuấn Nghĩa, Phong Phú, Nam Vang, Phương Nam, Sông Hương... Bên cạnh đó, cũng chính vì tâm lý tự tin của người dân Trát Cầu về lịch sử làng nghề lâu đời, nên hầu như không có sự đầu tư bài bản về nhận diện thương hiệu, về quảng bá sản phẩm. Do vậy, đã từng có thời điểm nhiều luồng thông tin cho rằng người dân Trát Cầu chuyên làm giả, làm nhái sản phẩm chăn, ga, gối đệm Hàn Quốc khiến người dân bức xúc.
Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Mành rèm chuyên nghiệp 68, đội 6, Trát Cầu, Tiền Phong bức xúc kể với phóng viên, sản phẩm của Trát Cầu đã có mặt ở hầu hết khu vực từ miền Bắc vào đến miền Trung. Tất nhiên, với hơn 1.200 hộ sản xuất, kinh doanh tại làng có những cơ sở sản xuất loại hàng bình dân, có cơ sở sản xuất hàng cao cấp, song nguyên liệu các hộ sản xuất đều là những nguyên liệu tốt như bông, vải, chỉ, ren… hoặc nhập khẩu hoặc đặt hàng từ những DN lớn trong nước, đáp ứng yêu cầu của thị trường. “Không thể ‘đánh bùn sang ao’ cho rằng cả làng chúng tôi làm hàng giả, hàng nhái”, đại diện công ty nói.