【xem ty le ca cuoc bong da hom nay】Phát huy mô hình phụ nữ liên kết sản xuất

Nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi của hội viên,ụnữlinkếtsảnxuấxem ty le ca cuoc bong da hom nay Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (LHPN) đã thành lập nhiều mô hình tổ liên kết sản xuất phù hợp với điều kiện từng địa phương. Qua thời gian, các mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần hỗ trợ, tạo việc làm cho hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Nhiều mô hình hiệu quả

Theo giới thiệu của Hội LHPN xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, chúng tôi tìm gặp chị em trong Tổ liên kết may giỏ xách ở ấp Phước Long để nắm về sự liên kết và hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại. Tổ thành lập từ hơn 3 năm nay trên cơ sở tập hợp các hộ sản xuất nhỏ lẻ ở địa phương. Ban đầu, tổ chỉ gồm một số chị em trong khu vực, đến nay đã có 11 thành viên đến từ các đơn vị lân cận như: thị trấn Ngã Sáu, xã Đông Thạnh... Hàng tuần, các thành viên đến nhà tổ trưởng nhận nguyên liệu và mẫu hàng về làm, khi hoàn thành sẽ giao sản phẩm.

Tổ liên kết may giỏ xách ở ấp Phước Long, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành.

Là người khéo tay, nhanh nhẹn nên chị Trần Thị Bé Mộng đã tiên phong đi học và chỉ dạy nghề may lại cho chị em trong xóm. Chị cũng là người có trách nhiệm đi học tập mẫu mới theo nhu cầu của thị trường về truyền dạy lại cho chị em. Bình quân mỗi tháng đem lại thu nhập gần 2 triệu đồng/tháng/tổ viên. “Từ khi Tổ liên kết may giỏ xách đi vào hoạt động, hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó”, chị Mộng cho biết.

Cũng nhờ hoạt động có hiệu quả mà đến nay nhiều chị em trong tổ đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định hơn.

Chị Trần Thị Ngọc Bích, thành viên Tổ liên kết may giỏ xách, chia sẻ: “Trước đây, tôi cùng chồng làm công ty may mặc ở khu công nghiệp lương cũng ổn định. Khi con cái đến tuổi học hành, cần có sự quan tâm, tôi nghỉ làm, ở nhà lo cơm, chăm sóc các con. Thấy mô hình may giỏ xách của chị Mộng có thể cho thu nhập lúc nhàn rỗi, tôi nhờ chị dạy rồi nhận hàng về làm. Nếu ngay đợt hàng về, trung bình mỗi tháng cũng kiếm được gần 2 triệu đồng”.

Còn tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, nhiều phụ nữ ở các ấp 4, 6, 7 lại có thu nhập từ 2,5-3,5 triệu đồng/người/ tháng nhờ vào mô hình Tổ liên kết đan lục bình. Nghề đan lục bình đã xuất hiện từ lâu, sau khi tham gia lớp học nghề tại địa phương, nhận thấy việc liên kết sản xuất sẽ đem lại nhiều thuận lợi nên Hội LHPN xã kêu gọi chị em tập hợp lại để cùng nhận nguyên liệu về làm. Thấy hiệu quả bước đầu mang lại, nhiều chị em không ngần ngại tham gia vào tổ liên kết.

Chị Trần Thị Hoan, thành viên Tổ liên kết đan đát lục bình ấp 4, xã Hòa An, chia sẻ: “Trước đây, ngoài việc đồng áng, thời gian nông nhàn tôi chỉ ở nhà lo cơm, giặt giũ. Từ khi tham gia làm nghề này có được thêm thu nhập ổn định hơn”.

Cần tạo thêm nhiều mối liên kết sản xuất

Việc thành lập các tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, trên địa bàn tỉnh, nhiều tổ phụ nữ liên kết sản xuất được duy trì thu hút hàng trăm hội viên tham gia. Khi tập trung sản xuất, các cơ sở sẽ cung ứng nguồn hàng số lượng lớn nên việc tiêu thụ dễ dàng và tạo việc làm cho phụ nữ khó khăn. Nhờ vào những tổ liên kết do hội LHPN các cấp thành lập mà nhiều hội viên đã có điều kiện vượt khó vươn lên thoát nghèo.

Chị Nguyễn Thị Út, ở ấp 8, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, có gia cảnh nghèo khó, ngoài vài công đất ruộng, những lúc nông nhàn, chị lại đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn không đủ chi tiêu. Được Hội LHPN xã giới thiệu, chị Út tham gia Tổ liên kết đan đát, chị tâm sự: “Tham gia tổ sản xuất, tôi không phải bỏ vốn mà chỉ cần bỏ công và do thị trường tiêu thụ ổn định nên hàng tháng cũng có thêm 2 triệu đồng nuôi con ăn học. Nhờ vậy, cuộc sống đỡ khó khăn”.

Không chỉ chị Út, chị Hoan cũng công nhận hiệu quả kinh tế mà các tổ liên kết sản xuất đem lại. Chị Hoan chia sẻ: “Từ khi tham gia Tổ liên kết, tôi nhận nguyên liệu về làm tại nhà, sau đó tổ trưởng chịu trách nhiệm gom hàng, nhận tiền về giao cho thành viên. Theo tôi, việc cùng tập trung sản xuất theo hướng liên kết sẽ dễ tìm được thị trường tiêu thụ hơn”.

Tại một số tổ, các thành viên còn trích lãi hàng tháng để giúp đỡ chị em khó khăn trên địa bàn. Cách làm này đã tạo điều kiện giúp chị em có việc làm, thu nhập ổn định.

Trên thực tế, nhu cầu liên kết sản xuất trong hội viên phụ nữ không chỉ ở các ngành nghề đan đát, may mặc mà còn ở nhu cầu liên kết sản xuất và cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao.

Để các tổ liên kết sản xuất phát triển hơn nữa, các cấp hội cần quan tâm hỗ trợ kịp thời, đầu tư vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật; tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm; chú trọng phát huy lợi thế ngành nghề hoặc tìm hướng đi mới phù hợp với điều kiện địa phương. Duy trì, nhân rộng các mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất. Phối hợp với các ngành thực hiện thí điểm mô hình kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Cần nâng cao chất lượng công tác phối hợp dạy nghề, giới thiệu việc làm của các cấp hội cho hội viên…

Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT