【xem bd tt】Siết chỉ tiêu tín dụng: Khó cho ngân hàng

siet chi tieu tin dung kho cho ngan hangTăng chỉ tiêu tín dụng của NH Hợp tác xã lên 15%
siet chi tieu tin dung kho cho ngan hang
NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng Ảnh: ST.

Kiểm soát dòng tiền

Mặc dù 2018 là năm “được mùa” của hệ thống ngân hàng với con số lợi nhuận lên tới hàng nghìn tỷ đồng,ếtchỉtiêutíndụngKhóchongânhàxem bd tt nhưng bước vào năm 2019, mục tiêu kế hoạch của các ngân hàng vẫn khá thận trọng.

Tại Techcombank, ĐHCĐ của ngân hàng này mới đây đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2019 là 11.750 tỷ đồng, chỉ tăng 10% so với năm ngoái. Trong khi năm 2018, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đạt hơn 10.600 tỷ đồng, tăng tới 32,7% so với năm 2017. Nhiều ngân hàng tầm trung như VPBank, MBBank, VIB cũng đặt mục tiêu lợi nhuận thấp hơn, tương ứng ở mức 3%, 21%, 24%, trong khi lợi nhuận đạt được trong năm 2018 tương ứng ở mức 13%, 27% và 162%... Không chỉ thế, nhiều ngân hàng lớn cũng tỏ ra “dè dặt” hơn với mục tiêu tăng trưởng. Tiêu biểu như Vietcombank chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2019 khoảng 12% đạt 20.000 tỷ đồng, trong khi năm trước, lãi trước thuế hợp nhất của Vietcombank tăng 62% và vượt 38% kế hoạch.

Nguyên nhân một phần của những sự thận trọng trên đến từ việc NHNN siết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và các quy định về an toàn vốn. Theo NHNN, dự kiến tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng cả năm 2019 ở mức 14%. Đến hết tháng 3/2019, dư nợ tín dụng nền kinh tế tiếp tục tăng khoảng 2,8% so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, về hạn mức tăng trưởng tín dụng của mỗi ngân hàng, NHNN lại đưa ra các quy định riêng, trong đó ưu tiên chỉ tiêu cao cho những ngân hàng đã đạt chuẩn Basel II. Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, hiện chỉ tiêu tín dụng đối với các ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II được NHNN quy định ở mức khoảng 13%.

Theo các chuyên gia, việc kiểm soát chặt này sẽ giúp ngành ngân hàng đảm bảo chất lượng tín dụng, giúp dòng tiền đi vào đúng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên vốn theo quy định của Chính phủ; tránh tín dụng đổ vào các lĩnh vực rủi ro, giữ nợ xấu ở mức dưới 3% theo quy định. Ngoài ra, có chuyên gia cho rằng, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng dựa vào “sức khỏe”, tình hình tài chính, lợi nhuận, nợ xấu của mỗi ngân hàng… từ đó giúp đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống.

Trong buổi họp báo quý I/2019 của NHNN vừa qua, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 của ngành ngân hàng là mở rộng tín dụng nhưng phải đi đôi với hiệu quả, an toàn. Vì thế, NHNN đã có công văn chỉ đạo định hướng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, NHNN sẽ ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đối với với các ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn vốn, đáp ứng chuẩn Basel II.

Khó cho các ngân hàng

Tại ĐHCĐ của Techcombank, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho hay, NHNN hiện có chủ trương kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, nhưng việc lên Basel II của Techcombank chưa xong nên chịu sự điều chỉnh và phải đưa ra kế hoạch tăng trưởng tương đối thận trọng hơn với khả năng của ngân hàng. Cũng về vấn đề này, theo bà Nguyễn Lan Hương, Phó Giám đốc Khối Ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), việc siết hạn mức tăng trưởng tín dụng lên từng ngân hàng cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên, điều này lại phù hợp với sự điều tiết của NHNN về dòng vốn tín dụng.

Thực tế là trong vài năm gần đây, các ngân hàng dồn dập cho vay đầu năm rồi đến cuối năm, nhiều ngân hàng lại phải đi xin thêm chỉ tiêu tín dụng. Điều này dẫn tới tình trạng các ngân hàng vừa cho vay vừa lo, hoặc đối phó bằng cách điều chỉnh khoản vay sang đầu năm sau. Vì thế, nhiều chuyên gia không hoàn toàn đồng ý với việc kiểm soát này của NHNN, bởi việc này vừa thể hiện sự bất bình đẳng, vừa thiếu tính “thị trường” trong công tác điều hành chính sách tiền tệ. Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, đây là một trong những công cụ điều hành của NHNN nhằm thúc đẩy các tổ chức tín dụng phấn đấu đạt chuẩn Basel II sớm hơn, nhưng đây chỉ nên là giải pháp hỗ trợ trong thời hạn nhất định. Điều quan trọng là NHNN phải có cơ chế, chính sách điều hành mang tính chất thị trường nhiều hơn.

Theo các chuyên gia, NHNN nên để các ngân hàng tự định đoạt “số phận”, tự lập kế hoạch tăng trưởng dựa vào năng lực của mình. Theo TS. Lực, NHNN nên cân nhắc tới việc chuyển sang áp dụng chặt chẽ hơn các yêu cầu về hệ số an toàn vốn (CAR). Với cách làm này, các tổ chức tín dụng sẽ tự nhiên điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng tín dụng để đảm bảo an toàn cho ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Ngoài ra, NHNN cũng có thể tăng cường thanh kiểm tra để phát hiện trường hợp ngân hàng tăng trưởng quá “nóng”, dòng tiền chảy vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Tuy vậy, trước mắt, việc điều chỉnh cách điều hành của NHNN chưa thể “một sớm một chiều”. Do đó, các ngân hàng vẫn phải tự lực, tìm cách để không dựa vào tín dụng mà vẫn có thể cung ứng vốn cho DN. Bà Nguyễn Lan Hương cho hay, các ngân hàng nên thúc đẩy các hoạt động bên ngoài tín dụng như: bảo lãnh, tài trợ L/C, bao thanh toán… để giảm phục thuộc vào chỉ tiêu tín dụng được giao. Cụ thể hơn, theo bà Hương, trong hoạt động mua bán của DN, thay vì giải ngân ngay để thanh toán mua nguyên liệu đầu vào, thì DN có thể sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Nghĩa là, ngân hàng chỉ đứng ra làm vai trò trung gian, bảo lãnh, đảm bảo cho mức độ uy tín trong cam kết của DN với đối tác, khách hàng. Điều này giúp dòng vốn không chảy ra từ ngân hàng, mà ngân hàng chỉ đứng ra đảm bảo lưu thông cho giao dịch của các DN với nhau.