【kết quả giải vô địch quốc gia trung quốc】Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với sữa, thực phẩm bổ sung

TheĐềxuấtápdụngcáctiêuchuẩnantoànthựcphẩmvớisữathựcphẩmbổkết quả giải vô địch quốc gia trung quốco Bộ Y tế, quy định bắt buộc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được nêu rõ trong Luật an toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Khoản 4 Điều 4 Luật an toàn thực phẩm có quy định về chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm: Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành vệ sinh tốt (GHP), phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định áp dụng GMP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đối với quy định về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, đến nay chỉ mới bắt buộc áp dụng thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

Một số nhóm sản phẩm thực phẩm có mức độ rủi ro cao về an toàn thực phẩm đối với người sử dụng như: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, thực phẩm bổ sung (sữa công thức dành cho trẻ nhỏ, người già)… hiện vẫn chỉ phải áp dụng "Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm" như hầu hết các nhóm sản phẩm thực phẩm thông thường khác.

Những cơ sở nhập khẩu các nhóm thực phẩm có mức độ rủi ro cao nêu trên hiện nay "không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm" (Điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Quy định này gây khó khăn cho công tác hậu kiểm, nhất là yêu cầu truy xuất đối hàng hóa nhập khẩu.

 Bộ Y tế đề xuất áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với sữa và thực phẩm chức năng