Hà Nội: Tăng số ca mắc sốt xuất huyết | |
Dịch sốt xuất huyết sắp đạt đến đỉnh dịch | |
Không tự ý điều trị sốt xuất huyết |
Riêng tại Hà Nội,ơnngườimắcsốtxuấthuyếsemarang vs theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 26/10 đến 1/11, trên địa bàn thành phố ghi nhận 384 trường hợp mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 169 xã, phường, thị trấn (giảm 68 trường hợp so với tuần trước đó).
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đang tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Thu Vân |
Lũy tích từ đầu năm 2020 cho đến nay, TP ghi nhận 4.883 trường hợp mắc sốt xuất huyết (giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Theo chu kỳ dịch bệnh, tháng 11 hằng năm thường là thời điểm sốt xuất huyết tăng cao. Bên cạnh đó, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh này phát triển.
Về bệnh sốt xuất huyết, bác sỹ Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai cần phải nâng cao cảnh giác trong mùa dịch SXH, bởi đây là những đối tượng dễ bị tổn thương.
Cụ thể, bệnh sốt xuất huyết gây giảm thể tích tuần hoàn nên trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm. Trong khi đó, người cao tuổi thường mắc các bệnh nền như đái tháo đường, bệnh về gan, thận đều là những nguyên nhân khiến sốt xuất huyết diễn biến nặng hơn nếu mắc phải.
Với phụ nữ mang thai, dù chưa ghi nhận trường hợp virus Dengue gây nên dị tật thai nhi nhưng khi mắc sốt xuất huyết có thể dẫn đến trường hợp sẩy thai.
“Khi mắc bệnh mà có các triệu chứng như chảy máu, nôn ra máu; đi ngoài phân đen; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh; khó thở cần đến ngay bệnh viện gần nhất vì đó là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm", bác sỹ Thư lưu ý.
Với dịch sốt xuất huyết, các chuyên cũng lưu ý hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt, cắt đứt đường lây truyền của muỗi.
Các biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo là đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thường xuyên phun hóa chất, phát quang bụi rậm diệt muỗi.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, để giảm thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch người dân cần chủ động phòng chống bằng các biện pháp hiệu quả như diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
“Hằng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày”, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội nêu.