Phạm vi điều chỉnh của Quy chế ban hành kèm Thông tư số 153 bao gồm: quy định về trình tự,ốnvayvốnnướcngoàiphảiđápứngđiềukiệngìkết quả bóng đá vô địch quốc gia nhật thủ tục xem xét, thẩm tra, chấp thuận của Bộ Tài chính và chế độ báo cáo, giám sát đối với các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả để thực hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; Các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế, phát hành các công cụ nợ khác, dưới hình thức nhập hàng trả chậm thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về phát hành trái phiếu quốc tế, về quản lý ngoại hối và các quy định hiện hành khác của pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc xem xét, kiểm tra, chấp thuận khoản vay nước ngoài
Quy chế nêu rõ, việc xem xét, thẩm tra, chấp thuận khoản vay nước ngoài tuân thủ nguyên tắc quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định tại Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Đồng thời, chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt khoản vay nước ngoài, phương án sử dụng khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định hiện hành.
Mặt khác, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc ký, thực hiện các thoả thuận liên quan đến khoản vay nước ngoài, tự chịu trách nhiệm trả nợ nước ngoài và tự chịu rủi ro khi thực hiện vay nợ từ khoản vay nước ngoài.
Ngoài ra các khoảng vay này do Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận khoản vay dựa trên kết quả thấm định, phê duyệt, của chủ sở hữu.
Điều kiện xem xét, thẩm tra, chấp thuận khoản vay nước ngoài
Quy chế cho biết, khoản vay phải được Ngân hàng Nhà nước xác nhận nằm trong hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm và đảm bảo các điều kiện về vay nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Đồng thời, dự án đầu tư nằm trong kế hoạch đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng với đó, doanh nghiệp muốn được vay phải có thêm các điều kiện: Chủ sở hữu đã phê duyệt chủ trương vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả; Bên cho vay đã chấp thuận cho vay bằng văn bản; Hệ số nợ phải trả trên vốn chú sở hữu trong báo cáo tài chính năm trước liền kề và báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp không vượt quá 3 lần; Doanh nghiệp đảm bảo khả năng bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án đầu tư; Có phương án sử dụng vốn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Có phương án tài chính đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay nước ngoài đã được Chủ sở hữu thẩm định, phê duyệt.
Đặc biệt, Quy chế nêu rõ, “Doanh nghiệp phải có tình hình tài chính lành mạnh, không bị lỗ trong ba năm liền kề gần nhất, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách. Tại thời điểm Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận khoản vay nước ngoài, doanh nghiệp không có nợ quá hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng; không có nợ quá hạn liên quan đến các khoản được bảo lãnh, các khoản vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước".
Thông tư 153 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 4/12/2014./.
D.T