您现在的位置是:Empire777 > La liga

【soi kèo tottenham vs newcastle】Quản trị công ty: Thay đổi để đưa doanh nghiệp tiến lên

Empire7772025-01-11 21:54:53【La liga】2人已围观

简介Quản trị công ty tốt có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của DN. Ảnh: ST. Phải đổi mớiMới đ soi kèo tottenham vs newcastle

quan tri cong ty thay doi de dua doanh nghiep tien len

Quản trị công ty tốt có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của DN. Ảnh: ST.

Phải đổi mới

Mới đây,ảntrịcôngtyThayđổiđểđưadoanhnghiệptiếnlêsoi kèo tottenham vs newcastle việc một DN khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực tại Việt Nam phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng, dù đã thu hút được khoản đầu tư nước ngoài lên tới hàng triệu USD, đã dóng lên hồi chuông báo động về sự non yếu trong QTCT. Theo đó, mâu thuẫn giữa người điều hành với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tài chính thuần túy là nguyên nhân chính khiến DN này sụp đổ. Đây cũng là điểm yếu chung không chỉ của các DN khởi nghiệp mà còn của hệ thống DN nhỏ và vừa hiện nay. Thậm chí, một chuyên gia đã cho rằng, QTCT yếu kém chính là nguyên nhân khiến DN Việt Nam “chậm lớn”.

Trái lại, nhiều DN đã tiến tới áp dụng những mô hình quản trị mới, giúp hoạt động DN được hiệu quả hơn, quy mô được mở rộng hơn. Mới đây, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố Hội đồng quản trị (HĐQT) theo mô hình mới. Theo đó, Vinamilk sẽ thay đổi cơ cấu quản trị từ mô hình Ban Kiểm soát sang mô hình Tiểu ban Kiểm toán (tên gọi khác là Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT). Theo các chuyên gia, đây là tín hiệu đáng mừng trong việc thay đổi mô hình quản trị tại DN lớn như Vinamilk, bởi Luật DN 2015 đã thừa nhận mô hình quản trị kiểu mới, không có ban kiểm soát nhưng chưa có thông tư hướng dẫn nên chưa có DN nào “mạnh dạn” áp dụng, Vinamilk đã tiên phong. Với mô hình này, chức năng giám sát được chuyển về HĐQT với sự tham gia của các thành viên độc lập với uy tín và năng lực chuyên môn cao về kiểm soát, kiểm toán, giúp nâng cao khả năng giám sát của HĐQT và ban giám đốc, giúp tăng giá trị của DN trên sàn chứng khoán.

Cùng với việc “nâng đỡ” cho sự phát triển của các DN tư nhân, QTCT ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các DN nhà nước, nhất là những DN đã và đang cổ phần hóa. Theo VCCI, tiến trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DN nhà nước đã làm thay đổi cách thức QTCT, việc kiểm tra, giám sát của các cổ đông trong và ngoài DN đã có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới phương thức quản lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả DN.

Theo Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2016/2017 với chủ đề QTCT do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nghiên cứu thực hiện, QTCT là một hệ thống các cơ chế và quy định để thông qua đó, công ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi nhà đầu tư, người lao động và những người điều hành DN. QTCT được đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu DN, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan.

Theo điều tra của VCCI, trong 400 DN theo mô hình hiện đại (công ty TNHH, công ty cổ phần, DN FDI), 40% DN chỉ công bố Báo cáo tài chính; tỷ lệ DN chỉ công bố Báo cáo thường niên là 6,5%; tỷ lệ DN công bố cả Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên là gần 23%. Đặc biệt, có tới 30% DN không công bố báo cáo nào. Hơn nữa, việc thực hiện QTCT ở DN niêm yết luôn luôn ở mức phổ biến hơn DN thông thường, tiêu biểu như việc công bố cả báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh được 67% DN niêm yết công bố, trong khi tỷ lệ này ở DN thông thường chỉ là 27%.

Điều dễ nhận thấy là việc QTCT tốt có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của DN. Báo cáo của VCCI cho thấy, tỷ lệ DN hoàn thành và vượt kế hoạch doanh thu của DN không niêm yết là 47,4%, trong khi các DN niêm yết đạt tỷ lệ 62,9%; thống kê các tỷ lệ về kế hoạch lợi nhuận hay kế hoạch phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới đều có kết quả chênh nhau giữa DN niêm yết và DN không niêm yết. Mặc dù điều này cũng dễ hiểu do các DN niêm yết thường là có tiềm lực về tài chính, có khả năng huy động vốn và có định hướng phát triển công ty rõ rệt; do đó, năng lực quản trị cũng như khả năng đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm thường tốt hơn.

Vẫn chờ thay đổi

Nhìn một cách tổng quan, “bức tranh” về QTCT tại Việt Nam đã có màu sắc tươi sáng hơn trong một vài năm gần đây, khi hệ thống pháp luật đã được xây dựng khá đầy đủ, đảm bảo một hành lang pháp lý an toàn cho nhà đầu tư, cho phép xây dựng các quy tắc và cách thức vận hành quản trị an toàn tại các DN. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo đánh giá khung pháp lý QTCT của Việt Nam, vẫn còn sự tồn tại chồng chéo và cả mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật, dẫn đến sự khó hiểu và khó triển khai trong thực tiễn. Chính vì thế, lễ vinh danh các DN QTCT tốt nhất khu vực ASEAN năm 2015 không có đại diện nào của Việt Nam lọt vào Top 50 DN niêm yết có chất lượng QTCT tốt nhất.

Thực tế cho thấy, tình trạng QTCT tại các DN Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nhận thức của ban quản trị và những người điều hành DN. Tình trạng “gia đình trị”, “sân trước - sân sau” vẫn còn diễn ra phổ biến, khiến không ít nhà đầu tư e ngại về tính minh bạch cũng như sự bền vững của DN Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù luật pháp đã đưa ra nhiều quy định trong hoạt động điều hành DN, quy định về mối quan hệ giữa cổ đông với hội đồng quản trị… và việc Việt Nam đã thực hiện theo các tiêu chuẩn QTCT theo hướng dẫn của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế với 34 thành viên, phần lớn là các nước phát triển), nhưng tình trạng vi phạm quản trị trong các công ty cổ phần vẫn còn xảy ra.

Thêm vào đó, hiện nay, các quy định pháp luật về QTCT mới mang tính chất khuyến khích. Theo các chuyên gia, Thông tư số 121/2012/TT-BTC quy định về QTCT áp dụng cho các công ty đại chúng của Bộ Tài chính tuy có phân lớp thành công ty đại chúng quy mô lớn và DN niêm yết để định ra chuẩn cao hơn về QTCT, nhưng các quy định này chủ yếu mang tính khuyến nghị, khuyến khích DN áp dụng, không mang tính áp đặt hoặc có chế tài xử lý.

Đặc biệt, với các DN nhà nước, mặc dù đã đi theo hướng cổ phần hóa, nhưng số đầu mối đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các DN nhà nước cần không thay đổi, các cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước tiếp tục kiêm nhiệm đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước. Theo đánh giá của ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), mâu thuẫn trong vai trò của người quản lý xuất hiện khi một người đại diện cùng lúc nhiều vai trò: cổ đông đại diện cho vốn nhà nước, cổ đông của công ty và người quản lý công ty. Các vai trò này sẽ xảy ra việc không thống nhất về lợi ích, mục tiêu. Theo đó, nếu ở vai trò của cổ đông đại diện cho phần vốn nhà nước, cổ đông đó có những quyết định dựa trên quyền và lợi ích của cổ đông là nhà nước, phải “hài hòa hóa” các lợi ích; nhưng khi ở vai trò cổ đông công ty và người quản lý sẽ có những quyết định bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân.

Những vấn đề trên còn dẫn đến việc không hình thành được đội ngũ quản trị DN nhà nước chuyên nghiệp, am hiểu về nghiệp vụ tài chính, thị trường và quản lý DN. Do đó, để nâng cao khả năng quản trị của DN, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, phải tách bạch giữa sở hữu và quản trị điều hành DN. Cụ thể là tách bạch hoàn toàn người điều hành DN với người đại diện cho phần vốn Nhà nước (trường hợp DN nhà nước) và tách bạch với cổ đông (trường hợp DN tư nhân), tạo bộ máy quản trị độc lập. Trong đó, ông Hiếu lưu ý DN cần phát triển mạnh mẽ các bộ quy tắc về QTCT.

Như vậy, vấn đề QTCT vẫn còn nhiều điều nan giải bởi những bất cập, hạn chế không chỉ từ sự thiếu chủ động, thiếu năng lực của bản thân DN mà còn từ những quy định của các cơ quan chức năng. Do đó, một sự thay đổi đồng bộ sẽ khiến tình hình trên được cải thiện, cũng như giúp việc phát triển DN được hiệu quả, rõ ràng và phù hợp với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế.

QTCT là một hệ thống các cơ chế và quy định để thông qua đó, công ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi nhà đầu tư, người lao động và những người điều hành DN. QTCT được đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu DN, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan.

很赞哦!(37)