【bóng đá ai cập】Cải tiến biểu giá bán lẻ điện là xem xét các bậc cho hợp với thực tế
Bộ Công Thương đề xuất tính giá bán lẻ điện theo 5 bậc thang |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Trao đổi với báo chí chiều 28/2 xung quanh phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang được Bộ Công Thương xây dựng và gửi văn bản lấy ý kiến các bộ,̉itiếnbiểugiábánlẻđiệnlàxemxétcácbậcchohợpvớithựctếbóng đá ai cập ngành mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong các kỳ họp Quốc hội..., ghi nhận nhiều ý kiến về việc xem xét lại cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt.
Trên cơ sở ý kiến của các khách hàng, Bộ Công Thương cũng nhận được chỉ đạo của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu, xem xét, đổi mới cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho khách hàng sinh hoạt.
Theo đó, Bộ Công Thương phải nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng xem xét Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt.
“Đó chính là lý do mà lần này Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, tập thể, các đơn vị về Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đơn vị, Bộ sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trong tháng 3/2020”- ông Tuấn nói.
Về nguyên tắc cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện lần này, ông Tuấn cho hay, việc cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt giữ nguyên mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân đã được ban hành theo Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện.
Vì vậy, việc điều chỉnh cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt lần này chỉ với mục đích là điều chỉnh lại cơ cấu cho phù hợp nhất với thực tế sử dụng điện sinh hoạt của các khách hàng, chứ không làm thay đổi mức giá bán lẻ điện bình quân sinh hoạt; đảm bảo cho khách hàng sử dụng điện có thể dễ dàng theo dõi, tính toán sản lượng điện và mức tăng vào mùa nắng nóng, không tăng đột biến.
Trong phương án gửi xin lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án chia biểu giá bán lẻ điện thành 5 bậc thang thay vì 6 bậc thang như hiện hành.
Ông Tuấn phân tích, trước tiên để xem xét các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Công Thương đã cho thống kê thực tế sản lượng điện của các khách hàng trong thời gian vừa qua.
Theo đó, khoảng hơn 1,2 triệu khách hàng dùng dưới 50 kWh/tháng; khoảng trên 18 triệu hộ, chiếm 72% tỷ lệ khách hàng dùng từ 50-300 kWh/tháng, tương ứng khoảng 60% tổng sản lượng. Số khách hàng trên 700 kWh/tháng so với lần khảo sát năm 2015 đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 1,7% với sản lượng tiêu thụ khoảng 13%.
Trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, kiểm tra và đề ra 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Trong đó, có phương án 1 bậc (tất cả các khách hàng sinh hoạt áp dụng chung 1 mức giá), 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc. Riêng phương án 5 bậc có 2 phương án khác nhau.
Việc thay đổi các bậc thang này phải bám sát với mức giá điện sinh hoạt bình quân đã được phê duyệt.
“Như vậy, việc cải tiến biểu giá điện sinh hoạt bậc thang thực chất không phải là điều chỉnh giá điện mà chỉ xem xét lại các bậc thang giá điện sinh hoạt cho phù hợp với thực tế sử dụng điện hiện nay của các khách hàng”- ông Tuấn nói.
Bộ Công Thương đã có văn bản gửi xin ý kiến rộng rãi tới 155 đơn vị bao gồm UBND các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng... Trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ các đơn vị, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp và hoàn chỉnh phương án, báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Công Thương sẽ ban hành biểu giá mới.
Bộ Công Thương đề xuất 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc (phương án 5 bậc có 2 kịch bản). Kịch bản 1, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang (thay vì 6 bậc thang như hiện hành). Trong đó, giá điện bậc 1 (cho 0 - 100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 mới từ 101 - 200 kWh; bậc 3 mới từ 201 - 400 kWh; bậc 4 mới từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên. Kịch bản 2, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi; gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi. Phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh. Giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (từ 301 - 400 kWh) của giá điện cũ. Theo Bộ Công Thương: Kịch bản 1 có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới nên tác động khi áp dụng kịch bản này là nhỏ hơn so với phương án 5 bậc, kịch bản 2. Ngoài ra, mức chênh lệch giữa bậc thang cuối và bậc thang đầu là phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới nhằm khuyến khích các hộ có mức sử dụng điện lớn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Công Thương kiến nghị lựa chọn Phương án 5 bậc, kịch bản 1 để áp dụng. |