【lich da ngoai hang】Đổi mới cơ bản, toàn diện công tác nghiên cứu khoa học ngành Tài chính
Hội thảo quy tụ khoảng 80 đại biểu là các chuyên gia,ĐổimớicơbảntoàndiệncôngtácnghiêncứukhoahọcngànhTàichílich da ngoai hang nhà khoa học, nhà quản lý đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường tham dự.
Công tác nghiên cứu khoa học đi vào nề nếp
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Như Quỳnh khẳng định, việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Việc quản lý KHCN từng bước được hoàn thiện, đã được đổi mới cơ bản và toàn diện. Thời gian qua, nhiệm vụ nghiên cứu KHCN của Bộ Tài chính được thực hiện trên cơ sở bám sát các chủ trương, chính sách lớn về tài chính - ngân sách, góp phần hình thành hệ thống lý luận, kinh nghiệm quốc tế, đánh giá tác động của các chính sách và dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước... làm cơ sở tham khảo trong việc hoạch định và ban hành chính sách của Bộ Tài chính.
Đối với ngành Tài chính, hoạt động này luôn được chú trọng, đã thực hiện giao nhiệm vụ nghiên cứu KHCN, nghiên cứu lý luận các vấn đề vĩ mô và các chuyên môn riêng của ngành như lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán…
Hội thảo nhận sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và một số bộ, ngành. Ảnh: TT. |
Ông Nguyễn Như Quỳnh khẳng định, sau hơn 15 năm triển khai, hoạt động nghiên cứu khoa học đã đi vào nề nếp, góp phần tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác quản lý và điều hành. Tuy nhiên, quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn và các quy định về KHCN hiện hành. Theo đó, ngày 20/3/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Quyết định số 389/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ KHCN cấp Bộ của Bộ Tài chính, đã kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý các nhiệm vụ KHCN, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ tại Bộ Tài chính, phù hợp với Luật KHCN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
“Công tác quản lý, triển khai các nhiệm vụ KHCN đã từng bước hoàn thiện nhưng cần đổi mới, nâng cao chất lượng hơn nữa. Hội thảo là diễn đàn trao đổi, đánh giá cụ thể công tác triển khai các nhiệm vụ KHCN của các ngành; đồng thời, tham khảo kinh nghiệm các bộ, ngành, từ đó nâng cao công tác quản lý, triển khai nhiệm vụ” - ông Nguyễn Như Quỳnh nhấn mạnh.
Hội thảo là diễn đàn để trao đổi cởi mở, thẳng thắn, lắng nghe ý kiến để làm tốt hơn công tác nghiên cứu KHCN của ngành. Việc trao đổi để nhận diện thực trạng quản lý, những ưu điểm cũng như những khó khăn, thách thức, để công tác quản lý, triển khai các nhiệm vụ được tốt hơn.
“Định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính đã có rà soát, nhưng Hội đồng KHCN ngành Tài chính luôn mong muốn công tác triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được sát kế hoạch và thực chất, hiệu quả, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ về tài chính - NSNN trong cả giai đoạn” - ông Nguyễn Như Quỳnh nói.
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng dần
Khoa học và công nghệ (KHCN) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, KHCN đã góp phần tăng năng suất lao động được nâng lên thể hiện qua chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2 % giai đoạn 2016 - 2020), tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. KHCN cũng đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Công tác nghiên cứu khoa học góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Ảnh: TL. |
Đối với ngành Tài chính, trong giai đoạn 2017 - 2021, ngành Tài chính đã ban hành các quyết định giao 307 nhiệm vụ nghiên cứu KHCN cấp Bộ. Số lượng các nhiệm vụ KHCN có xu hướng tăng so với giai đoạn trước đó, bình quân trong giai đoạn 2017-2021, mỗi năm ngành Tài chính giao khoảng 60 nhiệm vụ cho các đơn vị, tăng mạnh so với giai đoạn 2012 - 2016 (với bình quân 39 nhiệm vụ/năm).
Cũng trong giai đoạn này, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ của ngành Tài chính cũng được điều chỉnh tăng dần (giai đoạn 2019 - 2021 tăng 32,6% so với giai đoạn 2015 - 2017), đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ nhằm nhằm phục vụ việc tham mưu, hoạch định chính sách tài chính.
Theo đó, kinh phí cho các nhiệm vụ KHCN ngành Tài chính giai đoạn 2019-2021 đã tăng 32,6% so với năm 2015-2017. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác quản lý đối với các nhiệm vụ KHCN ngành Tài chính để nâng cao đảm bảo chất lượng các sản phẩm, thực hiện có hiệu quả các nghiên cứu và nhiệm vụ cũng như hiệu quả đảm bảo công tác quản lý khoa học, chính xác, đúng quy định, chi NSNN có hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định.
Đáng chú ý, giai đoạn 2017 - 2021, tất cả các nhiệm vụ đều được tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu đúng tiến độ, đảm bảo các yêu cầu về nội dung. Chất lượng các đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá có sự cải thiện theo chiều hướng tích cực qua các năm, với số lượng các nhiệm vụ được đánh giá xếp loại Giỏi, Xuất sắc có xu hướng tăng trong 5 năm trở lại đây. Tính đến cuối năm 2021, tổng số lượng các nhiệm vụ KHCN ngành Tài chính năm 2020 được nghiệm thu đạt loại Giỏi, Xuất sắc là 61 nhiệm vụ, chiếm 87% tổng số lượng nhiệm vụ KHCN được giao trong năm 2020, tăng 3 điểm phần trăm so với năm 2017.
Tại hội thảo, đại diện Học viện Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước đã tham luận về thực trạng và những vướng mắc trong quá trình triển khai công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều vấn đề được đặt ra, như: nguồn nhân lực phục vụ công tác nghiên cứu KHCN còn chưa đáp ứng trong bối cảnh mới; hoạt động KHCN chưa mở rộng trong khu vực và quốc tế nên nguồn thu từ nước ngoài chưa nhiều; nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu KHCN còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra…/.
Đơn giản hóa thủ tục trong quy trình quản lý khoa học công nghệ cấp BộThời gian tới, ngành Tài chính sẽ tăng cường số lượng các nhiệm vụ được giao theo hình thức tuyển chọn; tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục trong quy trình quản lý KHCN cấp Bộ nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu của công tác quản lý; nâng cao vai trò của các đơn vị trong Bộ trong công tác lập dự toán ngân sách KHCN; tăng cường chất lượng đề xuất và tiến độ triển khai các nhiệm vụ KHCN; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhiệm vụ KHCN cấp Bộ của Bộ Tài chính. |