【trận đêm qua】Thu hồi nợ của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy và các công ty trực thuộc

Nợ thuế gần 1,ồinợcủaTổngcôngtyCôngnghiệptàuthủyvàcáccôngtytrựcthuộtrận đêm qua3 tỷ đồng, một công ty thủy sản bị cưỡng chế Nợ thuế, Công ty TNHH Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn bị cưỡng chế

Thực hiện chỉ đạo về chủ trương xử lý SBIC và đảm bảo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 220/NQ-CP, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố nghiêm túc rà soát và thực hiện các biện pháp thu hồi các khoản nợ thuế XNK của SBIC và các công ty con (nếu có phát sinh tờ khai tại đơn vị).

Danh sách rà soát 8 công ty gồm: SBIC, Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh, Công ty TNHH MTV đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn, Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long, Công ty TNHH MTV đóng tàu Phà Rừng, Công ty TNHH nhà nước MTV công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Công ty TNHH MTV đóng tàu Thịnh Long, Công ty TNHH MTV đóng tàu Bạch Đằng.

Thu hồi nợ của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy và các công ty trực thuộc
Ảnh minh họa.

Ngày 22/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 220/NQ-CP về kế hoạch tổ chức thực hiện Thông báo số 23/TB-TW ngày 28/12/2022 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương xử lý SBIC.

Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, tham mưu về thực hiện quyền chủ nợ đối với các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại SBIC (bao gồm nợ Chính phủ cho SBIC vay lại, nợ Chính phủ bảo lãnh cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC)/SBIC, nợ Chính phủ ứng trả thay từ Quỹ Tích lũy trả nợ) và các khoản nợ thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ nợ khác đối với Nhà nước.

Đồng thời, giao Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại SBIC (bao gồm nợ Chính phủ cho SBIC vay lại, nợ Chính phủ bảo lãnh cho DATC/SBIC và nợ Chính phủ ứng trả thay từ Quỹ tích lũy trả nợ); xây dựng kế hoạch bố trí nguồn trả các khoản nợ nêu trên và trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án nguồn tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại SBIC.

Bộ Tài chính cần chỉ đạo DATC thực hiện quyền chủ nợ, xử lý tài sản và quyền tài sản đối với các khoản nợ SBIC đã nhận nợ với DATC (trái phiếu, hối phiếu DATC có bảo lãnh của Chính phủ) khi thực hiện phá sản SBIC và các đơn vị thành viên.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành trong trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ người lao động trong quá trình xử lý SBIC; chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét về hợp đồng hoán đổi nợ 3 bên giữa các tổ chức tín dụng trong nước, DATC và SBIC.

Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong việc xử lý các nghĩa vụ nợ SBIC liên quan đến Chính phủ nhằm giảm tối đa thiệt hại cho Nhà nước theo chỉ đạo của Bộ Chính trị; thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.