【xem kết quả bóng đá cúp c1 châu âu】Mức đóng bảo hiểm xã hội đã cân nhắc kỹ lưỡng theo nguyên tắc đóng

Mức đóng bảo hiểm xã hội đã cân nhắc kỹ lưỡng theo nguyên tắc đóng - hưởng
Nếu giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cũng sẽ giảm theo. Ảnh: TL

Doanh nghiệp đề xuất mức đóng 20%

Góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, mới đây 13 hiệp hội doanh nghiệp như: hiệp hội sữa, dệt may, da giày, chế biến và xuất khẩu thủy sản,... đã đề xuất giảm tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc. Theo các hiệp hội này, hiện nay, tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là 10,5% (gồm BHXH 8%, bảo hiểm y tế (BHYT) 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%), người sử dụng lao động đóng 21,5% (17,5% BHXH, 3% BHYT và 1% bảo hiểm thất nghiệp).

Như vậy, tổng tỷ lệ đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32%. Các hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, tỷ lệ đóng BHXH này là cao so với khu vực và thế giới. Trên cơ sở đó, 13 hiệp hội đề nghị đưa tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động về mức đóng của năm 2009. Tức là người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 15%, tổng là 20%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 17,5%, bao gồm 3% quỹ ốm đau thai sản, 14% quỹ hưu trí và tử tuất và 0,5% bảo hiểm tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp và người lao động đóng 8%.

Đối với tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp này cũng cho rằng, hiện Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã kết dư nhiều, cần giảm mức đóng để điều chỉnh quỹ về mức cân bằng. Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất giảm tỷ lệ đóng vào quỹ của cả người lao động và người sử dụng lao động còn 0,5%, đồng thời có lộ trình giảm tiếp cho phù hợp với điều kiện thực tế. Về BHYT, đề xuất giảm mức đóng còn 1% đối với người lao động và còn 2% đối với người sử dụng lao động.

Với mức đề xuất giảm như trên, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động sẽ là 6,5% (gồm 5% BHXH, 1% BHYT và 0,5% bảo hiểm thất nghiệp - giảm 4% so với hiện nay); người sử dụng lao động là 17,5% (trong đó 15% BHXH, 2% BHYT, 0,5% bảo hiểm thất nghiệp). Theo các hiệp hội, cần xem xét tổng thể việc quản lý một cách hiệu quả quỹ BHXH, cũng như cách tính trượt giá nói riêng và nền kinh tế vĩ mô nói chung, để tuy giảm tỷ lệ đóng BHXH, nhưng vẫn đảm bảo lương hưu thực tế của người lao động đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hiện cao nhất khu vực

Liên quan đến đề xuất giảm mức đóng BHXH của các hiệp hội doanh nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, mức đóng BHXH được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện trong mối quan hệ tương quan phù hợp với mức hưởng. Mức đóng này còn tương quan với giá trị thực tế của mức đóng, mức hưởng các chế độ BHXH; tương quan giữa thời gian đóng và thời gian hưởng, mức độ bao phủ của các chế độ BHXH.

Theo Bộ LĐTBXH, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đóng BHXH cao. Tuy nhiên, tỷ lệ hưởng lương hưu ở Việt Nam cũng cao nhất khu vực, thậm chí cao nhất thế giới. Hiện nay, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa của Việt Nam là 75%, tương ứng với thời gian đóng BHXH 30 năm đối với nữ, 35 năm đối với nam, trong khi các nước chỉ khoảng 40% (Trung Quốc, Hàn Quốc).

Như vậy, tỷ lệ tích lũy hiện nay bình quân là 2,14% đối với nam và 2,5% đối với nữ, trong khi các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ là 1%; bình quân của thế giới cũng chỉ khoảng 1,7%. Việc giảm tỷ lệ đóng BHXH đồng nghĩa với việc phải giảm tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH (lương hưu) dẫn đến giá trị thực mức hưởng các chế độ BHXH của người lao động còn thấp hơn so với hiện hành. Do đó, giảm tỷ lệ đóng BHXH không phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tiễn của Việt Nam hiện nay.

Cũng theo Bộ LĐTBXH, mặc dù tỷ lệ đóng, tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhưng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tại Việt Nam không cao. Bình quân năm 2022 tiền lương đóng BHXH chỉ 5,73 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mức lương hưu bình quân của người hưởng lương hưu hiện nay cũng chỉ khoảng 5,4 triệu đồng/người/tháng. Trên thực tế, tại một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng tách các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung khác ra nhằm mục tiêu né đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, dẫn đến mức hưởng bình quân của người lao động sẽ thấp khi nghỉ hưu.

Cho ý kiến về đề xuất giảm mức đóng BHXH, bà Ingrid Christensen - Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết, không tính BHYT thì mức đóng vào Quỹ BHXH của Việt Nam chiếm 27,5% tiền lương tháng làm căn cứ. Đây là mức tương đồng các quốc gia thiết kế hệ thống BHXH cung cấp các chế độ an sinh tương tự như Việt Nam. Một số quốc gia có mức đóng thấp hơn nhưng các chế độ hệ thống cung cấp ít hơn rất nhiều.

Nếu không đóng góp vào quỹ, luật quy định chủ sử dụng lao động phải chi trả một số chế độ cho lao động khi gặp rủi ro. Ví dụ như Malaysia với mức đóng 26,7%, chỉ thấp hơn Việt Nam 0,8%, nhưng chế độ ốm đau thai sản do người sử dụng lao động trực tiếp chi trả. Hoặc ở một số nước khi xảy ra tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động cũng phải chi trả...

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Chính phủ hoàn thiện đã đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đối với khu vực doanh nghiệp bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.