【cau 88】Hồi ức Tây Trang
Trực Tết khi nhiệt độ xuống âm
Tròn 1 năm từ chuyến công tác đầu tiên,ồiứcTâcau 88 tôi lại có dịp đến thăm Tây Trang vào những ngày cuối cùng của năm 2013, nơi có cột mốc 113 ngự trị và là mảnh đất cực Tây của Điện Biên tiếp giáp với cửa khẩu Pang Hốc của Lào. Trong chuyến đi lần này, tôi có cơ hội được nghe những câu chuyện về những năm thập niên 80 của thế kỷ trước, xoay quanh cuộc sống của 7 cán bộ công chức Hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tây Trang. Mảnh đất khắc nghiệt, nơi gắn liền với câu “ruồi vàng, bọ chó, gió Tây Trang”. Ba nét “đặc trưng” mà thế hệ sau, những người chưa từng đặt chân lên mảnh đất Tây Trang thuở sơ khai như tôi hiếm có dịp may để trải nghiệm.
Nói là dịp may bởi những ai đã có cơ hội được trải nghiệm đủ 3 nét đặc trưng này đều là những người đã có thâm niên gắn bó với mảnh đất cực Tây của tỉnh Điện Biên. Họ là những người thấu hiểu “sologan” mà nhiều người vẫn truyền miệng với nhau như một lời giới thiệu khi nói về nơi biên giới Tổ quốc này. Những câu chuyện kể về Tây Trang của ông Nguyễn Xuân Tài, một trong 7 cán bộ đầu tiên của Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tây Trang nối dài từ những năm 1985 đến những năm 1996 rồi cả thời điểm hiện tại. Mặc dù đã chuyển sang công tác tại Phòng Nghiệp vụ- Cục Hải quan Điện Biên đã lâu nhưng những kỉ niệm, những thay đổi của Tây Trang ông vẫn luôn nhớ và nắm bắt rõ: “Ruồi vàng là những con to như ong, đốt đến đâu sưng đến đấy. Bọ chó thì ai cũng biết, nhưng đâu phải một vài con mà là vô số, ai mới lên tưởng mặc quần áo dài để tránh thì người đầy nốt bọ cắn. Tuy nhiên cái đáng sợ nhất vẫn là gió Tây Trang với những tiếng rít đáng sợ trong đêm tối khiến những người dù đã làm ở đây 2-3 năm vẫn giật mình trong đêm do âm thanh ghê rợn và cái lạnh thấu xương.
Phương tiện xếp hàng chờ xuất cảnh vào sáng sớm tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang |
Những năm 80 của thế kỷ trước, có thời điểm nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, nhà gỗ vách đất, trống huyếch trống hoác, 7 anh em ở trụ sở Chi cục Hải quan Tây Trang phải lấy quần áo cũ nhét vào các kẽ hở. Tranh thủ khi lên rừng kiếm củi, anh em nhặt thêm một ít gỗ để đem về đốt sưởi trong phòng, nhờ vậy không khí mới ấm lến được một chút. Tuy nhiên, vất vả nhất phải kể đến những CBCC trực ngoài cửa khẩu, một mình phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt trong đêm”.
Nhấp chén chè nóng, ông Nguyễn Xuân Tài vui vẻ chia sẻ thêm về những kỉ niệm khó quên khác: “Thời điểm đó lương thực cũng là một vấn đề nan giải, anh em chủ yếu ăn cơm với nước muối pha loãng để lấy “cái mặn” cho trôi cơm. Khi có tem phiếu, đồng chí nào giao dịch khéo thì đơn vị được 2-3 lạng thịt để cải thiện bữa cơm, còn đa phần đều phải đổi sang đậu phụ để ăn. Bên cạnh đó, thực phẩm được dự trữ thường xuyên còn là những con cá khô, nhỏ bằng ngón tay, loại vừa khô vừa mặn lại mốc meo, nhưng cũng hiếm lắm mới có vì trụ sở đơn vị tại vùng núi. Để tiết kiệm, anh em chỉ ăn phần thân, bỏ thêm muối để tăng thêm vị mặn “nuốt” cơm cho dễ, phần đầu sẽ cất lên gác bếp, khi nào đói lại mang xuống băm nhỏ ăn với cơm”. Ông Nguyễn Văn Tài cười nói nhưng vẫn không giấu được cảm giác bồi hồi: Thời đó khi lên rừng nhặt củi về đốt, chúng tôi còn tranh thủ nhặt thêm rau “thỏ bóp” để ăn. Nhiều lúc thèm thịt quá, anh em còn lấy vợt bắt cả con mối, bọ về để rang muối ăn. Kỉ niệm về những lần đi vào rừng còn nhiều lắm, khổ đấy nhưng nghĩ lại vẫn thấy vui.
CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tây Trang kiểm tra phương tiện XNC. Ảnh: Quang Tấn |
Không kịp đón Tết cùng gia đình
Hỏi ông Nguyễn Xuân Tài về những kỉ niệm Tết những năm 1984-1985 khi còn ông còn đang công tác tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tây Trang, ông chia sẻ: “Tết thời gian đó cơ bản giống như bây giờ, chúng tôi vẫn sắp xếp cho anh em nhà xa về trước, anh em ở gần về sau, đảm bảo đúng 50% quân số trực Tết và các mặt công tác nghiệp vụ. Mặc dù vậy, quãng đường 36km từ biên giới về đến trung tâm TP. Điện Biên để bắt xe không phải ai cũng có thể về đến kịp do không có phương tiện đi lại. Nếu ai may mắn có thể được đi nhờ xe của các chủ hàng (rất hiếm), còn đa phần CBCC Hải quan thời điểm đó phải đi bộ gần 20km về bản Na Hai để thuê xe ôm”.
Đường về TP. Điện Biên khó khăn là vậy nhưng đó không phải là đoạn đường gian nan nhất khi về ăn Tết. Theo lời kể của ông Nguyễn Xuân Tài, giai đoạn 1984-1985 nếu bắt xe về các tỉnh, hành khách phải đón xe từ Điện Biên xuống Tuần Giáo rồi tiếp tục từ Tuần Giáo đi các địa phương khác. Xe ít nên không phải ai đến sớm đã mua được vé, có người phải nằm chờ cả 1 tuần mới có thể mua được. Đấy cũng là lý do khiến nhiều anh em không kịp về hoặc “nhảy xe” được cũng nơm nớp nỗi lo quay trở lại đổi ca cho anh em trong đơn vị.
Ngoài giờ làm việc, CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tây Trang tranh thủ làm chuồng trại |
Đối với những người ở lại trực Tết, chúng tôi cũng cố gắng sắp xếp sao cho anh em đón giao thừa đầy đủ với bánh chưng, mâm ngũ quả, cành đào cùng một ít lương thực cải thiện được mua sắm, chuẩn bị từ trước Tết mang từ dưới thành phố lên. Mặc dù khó khăn, nhưng Tết cũng là dịp cán bộ công chức Hải quan thăm hỏi, động viên, chúc Tết đồng bào tại các bản làng lân cận. Đồng thời, tổ chức đón Tết cùng Bộ đội Biên phòng và mời Hải quan Lào sang chung vui đón giao thừa, truyền thống này vẫn được duy trì từ đó đến nay.
Quang Tấn