【kq bóng đá cúp c1】Lợi dụng dịch bệnh…, có thể phải vào tù

BPO - The, ckq bóng đá cúp c1o thông báo của tổ chức y tế thế giới (WHO), dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12-2019. Đến 8h 30 ngày 19-2-2020, dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc. Trên thế giới, có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 75.199 trường hợp nhiễm Covid-19, 2.009 người tử vong và 12.687 trường hợp hồi phục. Tại Việt Nam, có 14 trường hợp được điều trị khỏi và xuất viện trong số 16 trường hợp nhiễm Covid-19.

Như vậy, tình trạng dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus Covid -19 gây ra vẫn còn đang diễn biến phức tạp. Và cùng với sự lo ngại về dịch bệnh là tình trạng có nhiều người đã lợi dụng thời điểm này để tăng với giá “cắt cổ” đối với khẩu trang y tế, nước rửa tay tiệt trùng. Các mặt hành này tăng gấp 3 đến 5 lần so với thời điểm trước tết. Vì lợi ích cá nhân, việc “gom” hàng và đẩy giá lên cao ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường mà cụ thể là người tiêu dùng. Đồng thời, việc làm này còn vô tình tạo ra sự hoang mang, lo ngại không đáng có trong xã hội.

Trong khi đó, khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được nhà nước định giá theo quy định tại Nghị định 177/2013/NĐ-CP. Và tại Khoản 1, Điều 11 Luật Giá 2012 quy định rõ: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá thì phải niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.

Mặc dù luật pháp quy định là vậy, nhưng vì lợi nhuận nên đã có không ít người “vứt bỏ” lương tâm, sẵn sàng kiếm lời trên sự lo sợ của người khác bằng việc tăng giá các vật tư y tế phục vụ cho việc ngăn ngừa sự lây lan của virus COVID-19. Và với hành vi này, người vi phạm tùy vào mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Điều 17 trong Nghị định số 109/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định về mức xử phạt đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý,… có quy định như sau: Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Về xử lý hình sự, tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đầu cơ như sau: Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Hàng hóa trị giá từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng. Và phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: Hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Cái giá của lòng tham là vậy nhưng chưa hết, bởi hành vi này còn bị người đời lên án vì làm giàu trên nỗi lo của đồng loại là tội ác.