【kết quả lượt đi cúp c2】Nợ công khó giảm nếu không siết chặt việc tuân thủ kỷ luật ngân sách

Đây là ý kiến của ông Nguyễn Đức Thành,ợcôngkhógiảmnếukhôngsiếtchặtviệctuânthủkỷluậtngânsákết quả lượt đi cúp c2 Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) khi trao đổi với PV TBTCVN về nợ công hiện nay.

PV: Nợ công đang là vấn đề lớn được dư luận đặc biệt quan tâm. Ông có thể đánh giá khái quát về thực trạng của nợ công Việt Nam trong thời gian qua?

Ông Nguyễn Đức Thành:Bức tranh nợ công đã được mô tả kỹ lưỡng trên nhiều diễn đàn và các phương thiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, trong Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội cũng đã cung cấp những con số khá chi tiết. Nhưng nhìn chung, cá nhân tôi có thể nói khái quát mấy đặc điểm.

Nợ công khó giảm nếu không siết chặt việc tuân thủ kỷ luật ngân sách
Theo tôi, để có giải pháp hiệu quả thì phải nhìn vào gốc rễ của vấn đề. Điều quan trọng là phải thay đổi, một cách từ từ, kiên nhẫn, nhưng với quyết tâm cao và tầm nhìn dài hạn, về thể chế nhà nước và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Thành

Thứ nhất, là nợ công tăng nhanh về con số tuyệt đối trong 5 năm trở lại đây. Chỉ tính từ năm 2011 đến năm 2015, tức là trong 4 năm, con số nợ công đã tăng lên gấp đôi, tới 2,6 triệu tỷ đồng (117 tỷ USD). Trong khi GDP mỗi năm của nước ta chỉ vào khoảng 200 tỷ USD. Vậy là trong bốn năm gần đây, trung bình cứ mỗi năm nợ công lại “nở” ra thêm gần 20%.

Thứ hai, với tốc độ tăng nhanh như vậy và vượt cả tăng trưởng GDP, dẫn tới tỷ lệ nợ công trên GDP cũng tăng liên tục, từ mức khoảng 50% vào cuối năm 2011 lên sát ngưỡng 65% trong thời gian này. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP tiếp tục chậm lại, thì tỷ lệ nợ công trên GDP rất có thể vượt qua ngưỡng 65% trong thời gian ngắn sắp tới.

PV: Theo ông đâu là nguyên nhân khiến bức tranh nợ công thay đổi như hiện nay?

Ông Nguyễn Đức Thành:Về nguyên nhân, thì trước hết là vì chúng ta đã chi tiêu quá nhiều so với khả năng ngân sách thu được. Nhìn vào cơ cấu chi chúng ta thấy chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh. Kết quả là thâm hụt ngân sách liên tục lớn.

Khi thâm hụt lớn thì phải vay nợ để cân đối ngân sách. Đó là chưa kể trong giai đoạn kinh tế khó khăn, vẫn phải duy trì vay vốn để tiếp tục đầu tư, kích thích hoặc ít nhất là cũng giữ nhịp cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế, nợ công đã tăng lên nhanh như là kết quả của việc suy giảm kinh tế gắn liền với việc gia tăng chi tiêu công.

Tuy nhiên, sâu xa hơn, tôi cho rằng, tình trạng nợ công tăng nhanh có bản chất chủ yếu là do chúng ta không duy trì được kỷ luật ngân sách từ phía chi, kể cả ở các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương. Chưa kể tới các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ nhưng đóng góp cho ngân sách còn không bằng những gì họ yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách.

Tất cả thực tế này, theo tôi, là khả năng giám sát, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước chưa hiệu quả và nền kinh tế còn dựa nhiều vào đầu tư nhà nước, kinh tế nhà nước.

nợ công
Muốn quản lý nợ công hiệu quả, các khoản chi ở Trung ương cũng như địa phương đều phải được giải trình đầy đủ. Ảnh: DT

PV: Vậy, đâu là hệ lụy cho nền kinh tế nếu thời gian tới chúng ta kiểm soát nợ công không hiệu quả?

Ông Nguyễn Đức Thành:Để dễ tưởng tượng, hệ lụy của một nền kinh tế có nợ công lớn cũng không khác mấy gia cảnh của một nhà đang nợ nần với số nợ ngày càng tăng. Loay hoay kiếm tiền cũng chỉ để đem trả nợ, mà trả không kịp tốc độ nợ tăng thêm (tức là GDP thì tăng chậm hơn dư nợ nợ công), thì càng đầu tắt mặt tối, không còn có thời gian hay năng lượng để nghĩ ra cái mới, làm ra cái gì mới để cho cuộc sống tốt hơn, rồi cứ lún sâu mãi vào cảnh nợ nần và nghèo khổ. Đấy là hình tượng đời thường là như vậy.

Còn trên thực tế, một biểu hiện rất rõ của một nước có gánh nặng nợ ngày càng lớn là nhà nước ấy sẽ yếu dần, chất lượng dịch vụ công sẽ suy giảm dần, bao gồm cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục... Khi tất cả những điều này suy giảm, thì năng suất của nền kinh tế giảm, khả năng cạnh tranh quốc tế giảm và kết quả là thu nhập của cả nước giảm, thu ngân sách cũng giảm, thâm hụt ngân sách tiếp tục tăng và nợ công tiếp tục cao hơn nữa để bù đắp thâm hụt ngân sách.

PV: Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, ông có thể cho biết đâu là giải pháp để Việt Nam quản lý hiệu quả nợ công?

Ông Nguyễn Đức Thành:Theo tôi, để có giải pháp hiệu quả thì phải nhìn vào gốc rễ của vấn đề. Nếu chỉ nhìn ở bề mặt, mang tính kỹ thuật, ở sự mất cân đối thu - chi như hiện nay, ta sẽ chỉ có thể yêu cầu Bộ Tài chính đôn đốc tăng thu và cố gắng rà soát, thắt chặt chi tiêu trong mỗi năm ngân sách.

Nhưng đó không phải là giải pháp căn cơ và Bộ Tài chính sẽ ngày càng khó để hoàn thành nhiệm vụ. Điều quan trọng là phải thay đổi, một cách từ từ, kiên nhẫn, nhưng với quyết tâm cao và tầm nhìn dài hạn, về thể chế nhà nước và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Điều này rõ ràng là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Việc thay đổi có thể tiến hành song song cả hai mô hình. Nhưng nếu phải lựa chọn thì là thay đổi mô hình kinh tế trước, tiến tới thay đổi mô hình quản lý nhà nước, từ hành chính rồi tiến tới thể chế.

Mục đích là sao cho các khoản chi ở Trung ương cũng như địa phương đều phải được giải trình đầy đủ và Quốc hội hoặc cơ quan trung ương có thẩm quyền có thể kiểm soát được một cách hữu hiệu. Đảm bảo chi tiêu công không bị thúc đẩy bởi quyền lợi của các bộ, ngành, địa phương và các nhóm lợi ích nằm trong các ngành kinh tế.

PV: Xin cảm ơn ông!

Duy Thái