Tại diễn đàn “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững”,áchnàođểdoanhnghiệpvượtkhólấyđàphụchồipháttriểtrực tiếp bóng đá ra khơi do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều ngày 23/3, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, khó khăn do những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra sẽ kéo dài trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
TS. Trần Thị Hồng Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hải Anh |
TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho biết, có 4 khó khăn, thách thức chính mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Đó là tình trạng suy giảm các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt trong các ngành may mặc, da giày… vốn là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chuyển dần sang áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững một cách chặt chẽ hơn.
Chỉ ra một số định hướng tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian tới, TS. Trần Thị Hồng Minh cho hay: cần nâng cao chất lượng tư vấn, nhận thức cho doanh nghiệp để chuyển đổi và thích ứng với tình hình mới; Chính phủ cần tạo không gian hơn nữa cho các mô hình kinh tế mới một cách bền vững; tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp; phát động chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế. |
Đáng chú ý, phần lớn doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn thiếu hiểu biết đầy đủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật vào thị trường xuất khẩu. Hầu hết hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chưa được nhận diện thương hiệu, do các doanh nghiệp chưa ý thức được đúng tầm quan trọng của tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu hay tiêu chuẩn chất lượng, làm giảm sự cạnh tranh trong ngắn và dài hạn.
Cùng với đó, vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn và việc bảo đảm chất lượng lao động góp phần tăng năng suất lao động và thích ứng với yêu cầu làm việc trong bối cảnh mới. Hiện nay, theo thống kê, trình độ, chất lượng kỹ năng của người lao động Việt Nam chậm được cải thiện.
Theo bà Minh, để giải quyết các thách thức nêu trên, cần nâng cao chất lượng tư vấn, nhận thức cho doanh nghiệp để chuyển đổi và thích ứng với tình hình mới.
Nhận diện về khó khăn hiện nay, theo ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức trong quá trình tiếp cận chuỗi cung ứng và mở rộng thị trường quốc tế. Mặc dù là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới (độ mở của Việt Nam cao gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 5 lần Trung Quốc), nhưng mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước cùng khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines…
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, hiện nay ngành gỗ có trên 6.000 doanh nghiệp (bao gồm cả 800 doanh nghiệp FDI), sử dụng trên 500 nghìn lao động… Trong những năm qua, mức tăng trưởng được duy trì trên 2 con số. Đây là tín hiệu tích cực đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, thách thức đối với các doanh nghiệp ngành gỗ còn đang rất lớn, nhất là vấn đề truy xét về xuất xứ nguyên liệu…
"Giải tỏa khó khăn này, trong thời gian tới, để tái định vị, các doanh nghiệp ngành gỗ cần xây dựng chuỗi liên kết theo chiều sâu; đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng kinh tế xanh, thương mại xanh; tăng cường trách nhiệm giải trình chế biến gỗ theo hướng kinh tế tuần hoàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc; tăng cường năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu gỗ Việt; thúc đẩy thương mại điện tử đa dạng hóa thị trường..." - ông Ngô Sỹ Hoài nói.
Gia công hàng may mặc xuất khẩu. Ảnh: TL |
Tái cơ cấu để thích ứng và tăng trưởng ổn định, bền vững, theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm cho biết, đây không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc.
Theo ông Trương Văn Cẩm, từ nay đến năm 2030, phát triển ngành thời trang gắn với phát triển ngành dệt may chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn để bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu; đáp ứng yêu cầu truy soát chuỗi cung ứng về lao động và môi trường...
Chia sẻ kinh nghiệm vượt khó, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ Việt Nam cho biết, tuy cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và là ngành chịu ảnh hưởng do suy thoái kinh tế khiến đơn hàng giảm nhưng các doanh nghiệp ngành gỗ cũng đang chuyển đổi để phát triển. Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đang liên kết theo chuỗi giá trị, chuyển đổi theo hướng phát triển theo chiều sâu; đổi mới công nghệ thiết bị chuyển đổi thương mại xanh và kinh tế xanh.
Đề xuất giải pháp để doanh nghiệp phát triển bền vững, bà Lâm Thúy Nga - Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn của HSBC Việt Nam cho rằng, khi thế giới thay đổi, với tư cách là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh và năng động bậc nhất, có độ mở lớn và đã tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam không thể đứng yên. Nếu doanh nghiệp tận dụng tốt những lợi thế hiện có, nhanh chóng và tăng tốc hơn nữa thì có thể tạo ra nhiều giá trị lớn trong đổi mới sáng tạo. "Bản thân các doanh nghiệp cần chủ động học hỏi, tìm tòi từ các hoạt động chia sẻ trong cộng đồng doanh nghiệp, từ các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế, những xu hướng kinh doanh, đầu tư của thế giới, những yêu cầu mới của người tiêu dùng, các công nghệ tiên tiến... để linh hoạt ứng dụng cho hoạt động của mình nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ..." - bà Lâm Thúy Nga chia sẻ. |