Những ngày tháng Tư lịch sử,ămgiảiphóngmiềnNamCửangõSàiGònnhữngngàythánglịchsửsoi kèo hà nội chúng tôi về thị xã Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, tìm gặp lại những cựu chiến binh- những người 45 năm trước tham gia trận đánh vào Chi khu Đức Thạnh, góp phần giải phóng Bà Rịa- Long Khánh. Trận đánh Chi khu Đức Thạnh được xem là một trong những trận đánh quan trọng ở cửa ngõ hướng Đông của Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ông Huỳnh Việt Thanh kể về chuyện tham gia đánh chiếm Đức Thạnh, giải phóng Bà Rịa - Long Khánh. |
Ông Huỳnh Việt Thanh, thường gọi là ông Bảy Thanh, Trưởng Ban binh vận xã Kim Long, Chi khu Đức Thạnh thời kỳ đó kể lại: Đầu tháng 4/1975, Trung ương Cục Miền Nam quyết định sử dụng Quân đoàn 4 và Sư đoàn 6 (Quân khu 7) phối hợp tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc (Đồng Nai), cùng lực lượng địa phương giải phóng Bà Rịa- Long Khánh, mở đường chuẩn bị giải phóng Thị xã Vũng Tàu (TP Vũng Tàu ngày nay).
Khoảng 18 giờ ngày 26/4/1975, ông Bảy Thanh cùng lực lượng du kích và an ninh xã nhận được chỉ đạo của cấp trên về nhiệm vụ phối hợp với đơn vị Pháo binh 274 (Quân khu 7) tham gia bao vây đánh ráp từ ngã ba Tân Phong (Đồng Nai) sau đó tiến vào đánh úp Chi khu Đức Thạnh (nay thuộc huyện Châu Đức). Các đơn vị phải thực hiện việc "ấp giải phóng ấp - xã giải phóng xã - huyện giải phóng huyện".
Được tiếp nhận 300 quả pháo từ Ban chỉ huy tiền phương, tối 26/4, những người lính binh vận cùng với du kích xã bắt đầu đánh phá Chi khu Đức Thạnh. Hết lượt pháo đầu, quân địch vẫn cố thủ và đánh trả quyết liệt. Sau đó, có sự chi viện của bộ đội chủ lực cùng 300 quả pháo nữa, quân ta tiếp tục dập pháo liên tiếp, hòng làm địch không còn sức cầm cự. Cuối cùng, không chống cự nổi, quân địch tháo chạy khỏi Chi khu, vào rừng rồi chạy lên hướng Long Điền.
Ông Bảy Thanh kể, ngày đó mỗi xã chỉ có hơn 10 du kích, để đánh chiếm được Chi khu Đức Thạnh, lực lượng binh vận có nhiệm vụ vận động nhân dân đứng lên đánh giặc, kêu gọi địch đầu hàng. Đồng thời, binh vận phải nắm được thông tin hành quân, kế hoạch tác chiến của địch- đây là yếu tố then chốt mang đến thắng lợi.
Ông Bảy Thanh mong muốn thế hệ trẻ tiếp bước truyền thống cha, anh đi trước. |
Ông Huỳnh Việt Thanh cho biết: "Nhiệm vụ của công tác binh vận thứ nhất là phải nằm trong lòng quân địch, nắm tình hình để báo tin tức ra bên ngoài kế hoạch của địch hành quân như thế nào. Tại Đức Thạnh này có 3 cán bộ được cài cắm vào trong đó, có người ở trong đó 1 - 2 năm, đến ngày giải phóng mới xong nhiệm vụ."
Cùng tham gia đánh chiếm Chi khu Đức Thạnh ngày đó, ông Nguyễn Văn Bảnh, Trưởng Ban an ninh xã Ngãi Giao, vẫn nhớ như in: Ngay trong đêm 26/4/1975, ông cùng với du kích xã và một số anh em binh vận có nhiệm vụ chỉ điểm, dẫn đường cho bộ đội tiến vào Đức Thạnh. Ngày đó, chính những chiến sỹ binh vận, an ninh kiên cường bám trụ, nằm vùng đã hỗ trợ đắc lực cho bộ đội, du kích đánh thắng trận then chốt ở Chi khu Đức Thạnh.
Ông Nguyễn Văn Bảnh kể lại: "Tôi lúc đó là an ninh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, được phân công đưa đường, chỉ điểm cho bộ đội. 6 giờ tối ngày 26/4, trong Chi khu địch bắn trả quyết liệt nên bộ đội rút ra, sau đó dập thêm 300 quả pháo nữa để tiến vào thì lính chạy mất hết."
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những người lính tham gia đánh chiếm Chi khu Đức Thạnh năm nào tiếp tục nhận nhiệm vụ tiếp quản, ổn định tình hình địa phương, vận động nhân dân tham gia xây dựng vùng kinh tế mới tại các xã khó khăn như Xuân Sơn, Láng Lớn, Sơn Bình... của huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Ông Huỳnh Việt Thanh cùng đồng đội mình tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng đó. Máu xương không tiếc, công lao không màng, ông Thanh chỉ mong muốn thế hệ sau đừng quên những điều đó để mà sống và làm việc cho tốt.
Thắng lợi của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, có sự đóng góp của rất nhiều người như ông Bảy Thanh, ông Bảnh, như những chiến sỹ du kích xã Ngãi Giao trực tiếp tham gia đánh chiếm Chi khu Đức Thạnh ngày ấy./.