【wap.7m.cn.live scores com】Quy hoạch Tổng thể quốc gia cần bổ sung định hướng phát triển thị trường tài chính
Ảnh minh hoạ. |
Đây là nội dung sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp chiều 18/12,ạchTổngthểquốcgiacầnbổsungđịnhhướngpháttriểnthịtrườngtàichíwap.7m.cn.live scores com chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường dự kiến khai mạc ngày 5/1/2023.
Theo Ủy ban thẩm tra, hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) đã đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 35 Luật Quy hoạch. Các tài liệu, báo cáo kèm theo Tờ trình số 475/TTr-CP được nghiên cứu, xây dựng rất công phu, nghiêm túc với nhiều thông tin chi tiết, cụ thể.
Như Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vnđã thông tin, các nội dung chủ yếu của Quy hoạch Tổng thể quốc gia gồm: quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển; mục tiêu phát triển; tầm nhìn đến 2050; những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch; định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu; định hướng tổ chức không gian theo vùng, lãnh thổ; định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; định hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh; giải pháp nguồn lực thực thực hiện.
Về quan điểm và phương pháp tiếp cận, nội dung tiếp cận từ cân đối tổng thể, mục tiêu chung của đất nước để định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng, cơ quan thẩm tra cho rằng các vấn đề phân tích tại quy hoạch mới chỉ thể hiện được việc lập quy hoạch được tiếp cận từ mục tiêu phát triển đất nước đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII thông qua mà chưa thể hiện được việc “tiếp cận từ cân đối tổng thể”.
Trong khi, quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch được lập theo phương pháp tích hợp, đa ngành theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Quy hoạch là “phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.”.
Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị báo cáo làm rõ nội dung này.
Về các nội dung chủ yếu của quy hoạch, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhìn nhận, Quy hoạch đã phân tích, đánh giá khá toàn diện các yếu tố, điều kiện, hiện trạng phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, nội dung này chưa phân tích, đánh giá rõ về ưu điểm, lợi thế của các điều kiện làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch.
Bên cạnh đó, nội dung đánh giá mới chỉ tập trung vào yếu tố nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, các yếu tố khác như: khoa học công nghệ, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lực cạnh tranh, thể chế quốc gia, văn hóa truyền thống dân tộc, dân số và xu hướng dịch chuyển dân cư… chưa được đánh giá, nhìn nhận một cách đầy đủ, do đó cần phải được bổ sung phân tích và làm rõ.
Liên quan đến định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng, Quy hoạch đã nêu định hướng bố trí các ngành sản xuất, kinh doanh tập trung vào các vùng động lực, trên các hành lang kinh tế như hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, các đô thị... trọng điểm để khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy vai trò của các vùng động lực, các hành lang kinh tế.
Tuy nhiên, nội dung phân tích của từng ngành lại chưa gắn với định hướng phân vùng động lực và các hành lang kinh tế mà lại phân chia theo 6 vùng kinh tế - xã hội - cơ quan thẩm tra nhận xét.
Mặt khác, nội dung định hướng phát triển các ngành mới chỉ phân tích các định hướng trong nội bộ ngành mà chưa có được định hướng liên kết ngành, trong khi đây là vai trò lớn nhất của quy hoạch tổng thể quốc gia. Đồng thời, việc đưa ra định hướng phát triển cũng cần phải bảo đảm được mục tiêu giải quyết các mâu thuẫn trong phát triển giữa các ngành đã tồn tại ở thời kỳ 2011 - 2020.
Cạnh đó, cơ quan thẩm tra còn chỉ ra rằng, Quy hoạch đã nêu một số lĩnh vực ưu tiên, tuy nhiên chưa rõ ràng. Trong nền kinh tế thị trường cần tạo cơ hội để phát triển đa dạng nhưng Nhà nước vẫn cần phải ưu tiên phát triển một số lĩnh vực quan trọng, như năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, điện tử, viễn thông, du lịch, với mục tiêu tạo ra một số lĩnh vực phát triển hàng đầu thế giới, trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của thế giới, đặc điểm về vị trí địa lý và thế mạnh của con người Việt Nam, từ đó đưa ra chính sách ưu tiên nhằm khuyến khích đầu tưvà tạo động lực cho phát triển.
Vẫn theo cơ quan thẩm tra, Quy hoạch chưa có đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển lĩnh vực tài chínhngân hàng, thị trường tài chính, thị trường tiền tệ.
"Đây là các lĩnh vực kinh tế quan trọng của quốc gia, đề nghị bổ sung đánh giá và định hướng phát triển các lĩnh vực trên trong báo cáo quy hoạch. Trong đó, phát triển thị trường tài chính phải gắn với các trung tâm tài chính lớn đã được quy hoạch", cơ quan của Quốc hội đề nghị.