【11bet mobi】Tính toán kỹ giá trị khi góp vốn bằng thương hiệu

tinh toan ky gia tri khi gop von bang thuong hieu

Ảnh minh họa.

Trao quyền cho doanh nghiệp

Nhìn từ thực tế,ínhtoánkỹgiátrịkhigópvốnbằngthươnghiệ11bet mobi Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính nhận thấy: Một số tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện góp vốn bằng thương hiệu, trong quá trình này, việc định giá thương hiệu là một phần rất quan trọng. Có thể kể đến một thương vụ điển hình là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà (SDC) và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) ký hợp đồng góp vốn bằng thương hiệu trong giai đoạn 2007-2010. Khi ký, SDC có 5 khoản vốn góp tại 5 công ty cổ phần; LILAMA có 3 khoản vốn góp tại 3 công ty cổ phần. Hiện nay, LILAMA đã xác định và công bố giá trị DN để cổ phần hóa (CPH), giá trị vốn góp bằng thương hiệu tại các công ty cũng đã được tính vào giá trị DN. Tuy nhiên, do chưa cho phép giao dịch nên giá trị vốn góp bằng thương hiệu (tư vấn đề nghị) được tính theo giá ghi sổ kế toán. Trong khi đó, SDC đang xác định giá trị DN để CPH, nếu không cho thoái vốn thì có thể vẫn tính vào giá trị DN hoặc không tính vào giá trị DN và chuyển giao cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC),…

Thực chất, việc xác định giá trị tài sản góp vốn đã được Luật DN quy định cụ thể. Theo đó, việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập DN phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động cho DN và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Mặt khác, tuy chưa có văn bản hướng dẫn Nghị định 102/2010/NĐ-CP về việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nhưng tại văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần đã quy định cách xác định giá trị thương hiệu.

Hiện tại, Bộ Tài chính cũng đang dự thảo Nghị định mới về chuyển DN nhà nước thành công ty cổ phần (thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP) với dự định trao quyền chủ động cho các DN tư vấn, DN thẩm định áp dụng tiêu chuẩn thẩm định để tư vấn cho DN về giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tài sản vô hình cần định giá.

Tính đúng, tính đủ

Đánh giá từ khía cạnh khác, ông Vũ An Khang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam (VVFC) cho rằng: Tới đây, nhiều khách hàng sẽ đặt vấn đề góp vốn bằng thương hiệu. Hiện nay, Nhà nước đã có quy định tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, tức là định giá tài sản vô hình. Song, định giá thương hiệu không có công thức nhất định để áp dụng nên việc triển khai trong thực tế vẫn còn khó.

Ông Khang đơn cử: Kinh nghiệm tư vấn trong quá trình tham gia CPH các tổng công ty lớn cho thấy, sau mỗi lần thẩm định tư vấn và trước khi công bố giá trị DN, Thủ tướng Chính phủ thường đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm tra lại trước khi bộ chủ quản công bố. Thế nhưng, Kiểm toán Nhà nước lại có cách tính rất riêng, tuân thủ theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành dẫn đến cứng nhắc, thậm chí, có những văn bản chỉ còn vài ngày là đến hiệu lực nhưng Kiểm toán Nhà nước vẫn áp dụng văn bản cũ.

Đối với phần xác định giá trị DN để công bố giá trị DN, theo ông Khang, trước hết phải tính toán giá trị thương hiệu dựa trên những giá trị “đong đếm” được cụ thể. Thêm vào đó là dành các hạng mục tính toán những giá trị cần vận dụng để tính theo các tiêu chuẩn thẩm định giá xác định tài sản vô hình như bí quyết công nghệ, phần mềm độc quyền, kỹ thuật kinh doanh,… cho đơn vị tư vấn xây dựng và tính toán trong giai đoạn định giá CPH. Ví dụ, quá trình xác định giá trị thương hiệu công bố giá trị DN là 1.000 tỷ đồng, chia ra thành 1 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Khi CPH, DN không thể định giá 10.000 đồng như tư vấn đưa ra. Lúc này, đơn vị định giá CPH phải tính toán hết các tiềm năng của DN sẽ đạt bao nhiêu, tương lai còn tiềm năng gì,… để từ đó hình thành giá CPH với mức đề xuất có thể là 15-18.000 đồng/cổ phần để ban chỉ đạo xem xét. Như vậy, quá tình định giá mới nhanh chóng, hiệu quả bởi mỗi DN chỉ được xác định giá trị thương hiệu trong vòng 60 ngày.

Đưa ra khuyến nghị trên cương vị quản lý, ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN cho rằng, các công ty tư vấn, thẩm định đã được giao nhiệm vụ, cần phải dùng nhiều phương pháp để hỗ trợ tốt nhất cho DN. Trên thị trường, có thể có thời điểm giá tốt và ngược lại. Để đảm bảo định giá đúng, đủ, đặc biệt đối với khu vực DNNN, chuyển giao các nguồn lực trong đó có cả tài sản vô hình là giá trị thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm thì các DN, đặc biệt là các công ty tư vấn, thẩm định phải đưa ra được những đánh giá một cách khách quan nhất thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tính toán giá trị thương hiệu của DN. “Việc định giá để ta biết giá trị của chúng ta ở đâu để ta có chính sách bảo vệ, chính sách quản trị tốt hơn” - ông Tiến nhấn mạnh.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có hướng dẫn cho phép DN thoái vốn đã góp bằng thương hiệu giống quy định thoái vốn góp bằng giá trị tài sản khác (tiền, tài sản hiện vật và giá trị lợi thế kinh doanh..). Trường hợp chưa cho phép DN giao dịch cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp bằng thương hiệu hoặc giá trị lợi thế kinh doanh đã tính vào giá trị DN, Bộ Tài chính đề nghị cho phép loại trừ khỏi giá trị DN và bàn giao cho DATC để tiếp tục quản lý, theo dõi và xử lý. Trường hợp không cho người sở hữu cổ phiếu được hình thành từ việc góp bằng thương hiệu thực hiện giao dịch, Bộ Tài chính đề xuất cho phép DN này được thực hiện rút vốn trực tiếp (DN nhận vốn bằng thương hiệu được giảm vốn điều lệ và trả lại bên có thương hiệu mang góp) theo quy định.