Empire777

(CMO) Có những mất mát đau thương đã bật thành lời thơ, ý nhạc. Ðó cũng là tiếng lòng của những ngườ augsburg đấu với frankfurt

【augsburg đấu với frankfurt】Khắc khoải đồng đội ơi!

Báo Cà Mau(CMO) Có những mất mát đau thương đã bật thành lời thơ, ý nhạc. Ðó cũng là tiếng lòng của những người đồng đội dành cho đồng đội mình.

“Tôi gọi mãi sao đồng đội không thưa. Mà mưa cứ rơi, gió cứ gào cứ thét. Mà cứ thẳng hàng ngang hàng dọc. Hết giặc rồi sao không dậy mà vui...”. Cách đây mấy năm, tình cờ tôi được nghe những câu hát này ở loa truyền thanh trên đường. Hình như đó là dịp tri ân các anh hùng liệt sĩ. Tự nhiên thấy lòng xốn xang, se thắt.

Về nhà mở mạng tìm hiểu được biết, đó là bài "Ðồng đội ơi", thơ của Trương Vĩnh Tuấn, nhạc Nguyễn Giang. Cả hai đều là những người lính, từng tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Trung - Tây Nguyên đạn bom ác liệt ngày nào. Hoà bình, họ may mắn còn sống trở về, thế nhưng lòng vẫn đau đáu nỗi nhớ thương những người đồng đội thân yêu đã mãi ra đi vì đất nước.

Có sở trường về chữ nghĩa, Trương Vĩnh Tuấn đã bày tỏ nỗi niềm qua những câu thơ. Còn Nguyễn Giang, một lần tình cờ bắt gặp những tâm tình ấy, cứ ngỡ đó là lời lẽ viết cho mình, nói hộ lòng mình nên lập tức phổ nhạc bài thơ. Cây nhang thắp lên vái lạy đồng đội vừa tàn, khói hương còn bảng lảng thì bài hát đã hoàn thành. Và có lẽ, vì nói được nỗi đau thương mất mát của những người lính bước ra từ cuộc chiến mà bài hát nhanh chóng lan truyền rộng rãi trong các cựu chiến binh trên khắp mọi miền đất nước.

Tôi nhiều lần nghe đi nghe lại bài hát mà cảm xúc vẫn trào dâng. Tiếng gọi “Ðồng đội ơi” cứ cất lên thiết tha, da diết. Cùng với đó là điệp khúc “Tôi gọi mãi” vang trong vô vọng, nghe cứa lòng, trĩu nặng. “Tôi gọi mãi sao đồng đội không thưa”; “Tôi gọi mãi sao không ai trả lời”... Không gian thì “Lạnh trắng một màu cắt da cắt thịt”. “Tổ quốc sum vầy các anh đâu hết. Cứ vô tình hay rong hay chơi?”. Có lẽ tác giả cũng nát lòng khi dùng câu trách yêu thương “Cứ vô tình hay rong hay chơi?”. Trách mà trái tim thì đau, mắt thì ràn rụa nước.

Tổ quốc đã trải qua bao mất mát đau thương bởi chiến tranh, vì vậy hơn ai hết, những người lính còn may mắn trở về càng thấm thía giá trị của hoà bình. Và họ càng không thể quên đồng đội mình, những người đồng cam cộng khổ, đối đầu với bom đạn, hiểm nguy, thậm chí dành phần hy sinh để cho mình được sống. Vì vậy họ cư xử có nghĩa, có tình, có nhân cách, thuỷ chung. “Ðồng đội ơi! Dù năm tháng không nguôi. Xin hãy để cho tôi được khóc. Với những ngôi mộ có tên không tên hàng ngang hàng dọc. Vì chúng tôi là đồng đội của nhau”. Từng câu, từng lời bài hát cứ như xoáy vào lòng người, đan kết thành nỗi xót xa, khắc khoải.

Những ngày tháng 4 lịch sử vừa qua, tôi may mắn có dịp tới Quảng Trị, nơi được mệnh danh là vùng đất lửa với sự khốc liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi dù nằm ở khúc eo miền Trung, diện tích không lớn lắm nhưng có tới 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có đến 2 nghĩa trang liệt sĩ tầm cỡ quốc gia, là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Ðường 9, với hơn 20 ngàn ngôi mộ của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì sự tồn vong của Tổ quốc, được quy tập về yên nghỉ nơi này. Rồi còn cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn… mỗi địa danh đều in đậm dấu tích đạn bom và nỗi mất mát đau thương của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào.

Dòng sông Thạch Hãn - Nghĩa trang không bia mộ, nơi rất nhiều chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị “Mùa hè đỏ lửa” năm 1972. Ảnh: NP

Hôm đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, bỗng lặng người trong xúc động. Cả khu vực xa tít, mênh mông với hơn 10 ngàn ngôi mộ “có tên không tên hàng ngang hàng dọc” trắng xoá một màu! Rải rác khắp nghĩa trang, thấp thoáng nhiều cựu chiến binh trong màu áo lính. Có tiếng khấn vái rì rầm, có những cánh tay quệt ngang đôi dòng nước mắt. Chợt trong đầu, thanh âm bài hát ấy lại vang lên: “... Ðồng đội ơi! Chiều trắng xoá những linh hồn trắng. Mây trắng bay và bướm trắng chập chờn. Hương khói trắng, lòng ta trắng lặng. Ðồng đội ơi, chớp bể mưa nguồn!”. Cứ cảm giác cả bài hát ấy là cho nơi đây và những đồng đội này. Lòng rưng rưng, thổn thức...

Các cựu chiến binh bùi ngùi thắp nhang tưởng nhớ đồng đội ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Thanh Chi

 

Có một điều thêm cảm kích khi tìm hiểu về bài hát "Ðồng đội ơi" nữa là, một lần bắt gặp được bài hát này, cựu chiến binh Lê Bá Dương, người luôn nặng lòng với đồng đội và có những câu thơ làm tan chảy lòng người: “Ðò lên Thạch Hãn, ơi... chèo nhẹ/Ðáy sông còn đó bạn tôi nằm/Có tuổi đôi mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”, người mà tháng 7 hàng năm lại kết bè thả hoa tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn, đã tìm gặp Nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn. Và họ cùng mang bài hát ấy lên đầu nguồn sông Thạch Hãn thả xuống, như nén nhang lòng để tưởng nhớ những đồng đội không mộ trên dòng sông.

Những nhạc sĩ, nhà thơ là người lính như Nguyễn Giang, Trương Vĩnh Tuấn, Lê Bá Dương... từ chỗ không quen biết, nhưng cùng một nỗi niềm mà xích lại gần nhau. Các ông đã dùng thơ, dùng nhạc để cất lên tiếng lòng gởi nỗi nhớ thương về đồng đội. Và chắc ở nơi “chớp bể, mưa nguồn”, phiêu diêu vạn nẻo, linh hồn đồng đội cũng ấm áp đôi phần.

Một chút tâm tình, như nén hương lòng thành kính anh linh các anh hùng liệt sĩ trong những ngày tri ân tháng 7./.

 

Trang Thăm

 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap