La liga

【trực tiếp trận đấu】Ngành Tài chính đưa ra nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ doanh nghiệp

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Việc bãi bỏ quy định thu cũng như giảm một số khoản phí, lệ phí đã giảm chi phí cho doanh nghiệp.Đổi trực tiếp trận đấu

Việc bãi bỏ quy định thu cũng như giảm một số khoản phí,ànhTàichínhđưaranhiềugiảipháptíchcựchỗtrợdoanhnghiệ<strong>trực tiếp trận đấu</strong> lệ phí đã giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Việc bãi bỏ quy định thu cũng như giảm một số khoản phí, lệ phí đã giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Đổi mới giải quyết thủ tục hành chính

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã hoàn thiện cơ chế, chính sách, bãi bỏ rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, không còn phù hợp; đồng thời, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ quy định hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, nhằm bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực hiện. Đây vẫn là hướng ưu tiên của Bộ Tài chính trong trước mắt cũng như lâu dài để tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.

Trong quý I/2020, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhằm mục tiêu cải cách TTHC một cách toàn diện và hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Bộ đã ban hành 1 quyết định công bố bãi bỏ 5 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý công sản. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã công khai, cập nhật đầy đủ và kịp thời lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo đúng quy định. Đồng thời, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch nhằm rà soát, đánh giá 29 nhóm TTHC thuộc lĩnh vực tài chính trong năm 2020 với mục đích hướng tới sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản hóa, công khai, minh bạch TTHC. Bên cạnh đó, nghiên cứu đổi mới cách thức giải quyết TTHC, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC.

Bộ Tài chính cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện tổng số TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính được triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến là 946 thủ tục. Trong đó có 214 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 336 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 58%. Dự kiến đến hết năm 2020, Bộ Tài chính sẽ triển khai cung cấp 634 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên Cổng Dịch vụ công của Bộ Tài chính (đạt tỷ lệ 67%).

Liên tục đề xuất giãn, giảm thuế, phí lệ phí cho doanh nghiệp

Bên cạnh nỗ lực cải cách TTHC, thời gian qua, Bộ Tài chính liên tục đề xuất bãi bỏ, giảm một số loại phí, lệ phí. Đáng chú ý, Bộ đã đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, với tổng số tiền lên đến khoảng 180 nghìn tỷ đồng và đã được Chính phủ đồng ý, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Hiện nay, ngoài gói hỗ trợ gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất nêu trên, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ một loạt các giải pháp như nghị quyết giảm trừ gia cảnh, nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, dự thảo sửa đổi Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu…

Nhằm hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp và thực hiện theo đúng quy định pháp luật phí, lệ phí, Bộ Tài chính đã chủ động, chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát để ban hành theo thẩm quyền (hoặc trình Chính phủ) ban hành văn bản miễn, giảm phí, lệ phí như: Miễn lệ phí môn bài đối với một số đối tượng. Giảm nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm cao như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm 50% mức phí thẩm định cấp lại giấy phép hoạt động bưu chính; giảm từ 50 - 70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính.

Bộ Tài chính cũng đã xây dựng nhiều thông tư quy định miễn, giảm phí, lệ phí như: giảm 20% mức phí thẩm định cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và giảm 30% mức phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng; giảm 50% mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng; giảm 50% phí đăng ký giao dịch đảm bảo; phí đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản đảm bảo; giảm 50% mức thu 20 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; giảm 50% mức thu phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa; giảm 30% mức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động...

Theo ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), việc bãi bỏ quy định thu cũng như giảm một số khoản phí, lệ phí đã giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy về ngắn hạn có thể giảm thu ngân sách, nhưng về dài hạn doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi sẽ tạo ra nhiều nguồn thu thuế, tạo ra nhiều việc làm và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Tài chính, việc thực hiện các giải pháp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu này sẽ làm giảm thu NSNN trên 6.000 tỷ đồng. Việc thực hiện các giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất sẽ giảm thu NSNN trong thời gian gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng. Các giải pháp về miễn, giảm thuế, phí và lệ phí dự kiến sẽ làm giảm thu NSNN khoảng 40.000 tỷ đồng.

Ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) cho rằng, trước mắt, việc gia hạn thời hạn tiền thuế, tiền thuê đất và các giải pháp miễn, giảm thuế, phí và lệ phí sẽ tác động đến thu ngân sách. Do đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục kiên định triển khai các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách như bao quát các nguồn thu; rà soát các khoản thu nhằm tăng cường chống thất thu; tăng cường thanh, kiểm tra, thu hồi nợ thuế; chống buôn lậu và gian lận thương mại...

Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Tài chính, việc thực hiện các giải pháp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu này sẽ làm giảm thu NSNN trên 6.000 tỷ đồng.

Việc thực hiện các giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất sẽ giảm thu NSNN trong thời gian gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng.

Các giải pháp về miễn, giảm thuế, phí và lệ phí dự kiến sẽ làm giảm thu NSNN khoảng 40.000 tỷ đồng.


--------------------------------------------------------------------------------------------

* Ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan:

Hải quan tích cực hỗ trợ DN khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu

Ông Âu Anh Tuấn
Ông Âu Anh Tuấn

Để tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg (ngày 4/3/2020), Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa qua biên giới.

Trong tháng 3/2020, do các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 nên hiện có lượng lớn hàng hóa xuất khẩu ùn ứ tại các cửa khẩu giáp biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Để tháo gỡ khó khăn này, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo cục hải quan các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia triển khai các giải pháp đẩy nhanh thông quan hàng hóa tại cửa khẩu, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu nghiên cứu mô hình kiểm dịch y tế đối với người điều khiển phương tiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu đường bộ đã được thực hiện hiệu quả tại một số tỉnh biên giới phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn…

Trên thực tế thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, các cục hải quan tỉnh, thành phố biên giới phía Bắc đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, vừa phòng ngừa dịch Covid-19, vừa tạo thuận lợi thông quan hàng hóa, hạn chế ảnh hưởng làm giảm thu ngân sách.


* Ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội:

Chính sách được ban hành kịp thời và thiết thực

Ông Mạc Quốc Anh
Ông Mạc Quốc Anh

Tôi cho rằng Nghị định 41/2020/NĐ-CP được ban hành vào thời điểm này là hoàn toàn phù hợp, kịp thời và là một giải pháp thiết thực, hiệu quả, thông qua đó khích lệ, động viên doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nỗ lực vượt qua khó khăn, nhanh chóng ổn định sản xuất trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 thời gian qua.

Đáng chú ý, Nghị định đã xác định rất chính xác 5 nhóm đối tượng được hưởng lợi là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất dệt, may, da, chế biến gỗ, rơm, rạ, cao su, khoáng phi kim, gia công cơ khí, điện tử, máy vi tính, ô tô... Bên cạnh đó là sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; khu vực kinh doanh vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, giáo dục và đào tạo, y tế; kinh doanh bất động sản, dịch vụ lao động và việc làm; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…Thực tế cho thấy, đây là những ngành nghề kinh tế đang bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi dịch Covid-19.

Hơn nữa, tổng số tiền gia hạn thuế, tiền thuê đất lên tới 180 nghìn tỷ đồng với trình tự, thủ tục nhanh gọn sẽ góp phần hỗ trợ DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh dễ dàng tiếp cận, nhanh chóng thực hiện được chính sách ưu đãi trong bối cảnh đang “đau đầu” vì dịch bệnh.

Mặt khác, theo ước tính của Bộ Tài chính, với số lượng đơn vị được gia hạn tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất lần này lên tới 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cả nước. Như vậy, dường như tất cả doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đều có thể yên tâm ổn định sản xuất - kinh doanh – đây là nền tảng góp phần đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, nhanh chóng tăng trưởng trở lại.


* Ông Nguyễn Đức Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Hỗ trợ (Tổng cục Thuế):

Nhanh chóng triển khai việc gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất

Ông Nguyễn Đức Huy
Ông Nguyễn Đức Huy

Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 8/4/2020. Để sớm đưa nghị định này vào cuộc sống, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người nộp thuế, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục để gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp thuế, giảm thuế, phí... do hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch bệnh theo quy định hiện hành. Đồng thời, thực hiện ngay các giải pháp cấp bách về hỗ trợ người nộp thuế chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/2020/CT-TTg ngày 4/3/2020. Không tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Thời điểm người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế TNDN, TNCN năm 2019 đúng vào giai đoạn bùng phát của dịch bệnh Covid-19. Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cục thuế tổ chức các tháng hỗ trợ người nộp thuế, tuần lễ hỗ trợ người nộp thuế. Đặc biệt, để tránh tập trung đông người tại cơ quan thuế, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, toàn ngành Thuế tăng cường việc hỗ trợ người nộp thuế qua điện thoại, qua internet, tương tác trực tiếp trên trang thông tin điện tử của cơ quan thuế, hoặc bằng các ứng dụng mạng xã hội.

Đồng thời, ngành Thuế đã phối hợp với các đơn vị có liên quan chính thức thực hiện thí điểm khai, nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia, các ngân hàng thương mại và trung gian thanh toán.


* Ông Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam:

Hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho doanh nghiệp

Ông Lê Duy Bình
Ông Lê Duy Bình

Sau hơn 3 tháng bùng phát, dịch Covid-19 đã, đang ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Theo đó, đại đa số DN xuất nhập khẩu, DN sản xuất, cung ứng dịch vụ trong nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khi hoạt động kinh doanh cầm chừng, giảm sút, doanh thu bị sụt giảm rất lớn… Thực trạng đó dẫn tới việc nhiều DN không những không còn lợi nhuận mà còn có thể bị âm vốn. Nếu tình trạng dịch bệnh còn kéo dài lâu hơn nữa thì nhiều DN buộc phải đóng cửa, dừng hoạt động, rơi vào tình trạng phá sản.

Trong bối cảnh khó khăn như vậy, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ DN, trong đó có gói hỗ trợ tài khóa khoảng 180.000 tỷ đồng thông qua giãn, hoãn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất đã đi vào thực thi từ ngày 8/4/2020. Đây là biện pháp hỗ trợ thanh khoản rất kịp thời cho DN, giúp DN có thể cân đối, tính toán nguồn tài chính, để DN có thể duy trì sản xuất ở mức tối thiểu, nhằm duy trì sự tồn tại và sẵn sàng tinh thần cho việc vực dậy, đẩy mạnh phát triển sau khi dịch bệnh đi qua.

Ngoài ra, tôi được biết Bộ Tài chính cũng đang trình Chính phủ một loạt các giải pháp hỗ trợ DN liên quan đến việc miễn, giảm phí, lệ phí; chính sách thuế thu nhập DN hỗ trợ, phát triển DN nhỏ và siêu nhỏ; hay chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; hỗ trợ thuế cho DN xuất, nhập khẩu… Những chính sách này được thông qua, ngân sách nhà nước hàng năm sẽ bị giảm thu một khoản tương đối lớn. Vì vậy, tôi cho rằng, cộng đồng DN đánh giá rất cao những nỗ lực này của Bộ Tài chính, nhất là trong bối cảnh áp lực cân đối thu chi ngân sách vẫn còn khá lớn như hiện nay.


* Ông Lương Văn Ngà - Cục trưởng Cục Thuế Khánh Hòa:

Giải pháp cấp bách lấy lại đà tăng trưởng kinh tế

Ông Lương Văn Ngà
Ông Lương Văn Ngà

Việc Chính phủ, Bộ Tài chính đã gấp rút đưa ra các gói hỗ trợ như gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất và hàng loạt các giải pháp khác được đề xuất như: Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho DN nhỏ và vừa… là việc làm hết sức cần thiết đối với sự phát triển của cộng đồng DN, hộ cá nhân kinh doanh và người dân trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Các giải pháp cấp bách này sẽ giúp nền kinh tế vượt khó, lấy lại được đà tăng trưởng trong thời gian tới.

Đơn cử trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hết quý I/2020, số thu nộp ngân sách nhà nước của cộng đồng DN và hộ cá nhân kinh doanh đã sụt giảm hơn 1.040 tỷ đồng, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm 2019. Hầu hết các khu vực thu, các sắc thuế đều có sự sụt giảm nghiêm trọng do nhiều DN, hộ cá nhân kinh doanh phải ngừng nghỉ kinh doanh để phòng, chống dịch Covid-19.

* TS. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế:

Cần có phương án để đảm bảo sự bền vững của ngân sách

TS. Vũ Đình Ánh
TS. Vũ Đình Ánh

Tình hình NSNN năm 2020 phải dùng 1 từ mô tả rõ nhất là “căng thẳng”. Khi các khoản thu NSNN đều chịu tác động rất lớn của dịch bệnh từ các yếu tố cả trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, giá dầu… Trong khi đó, các khoản chi ngân sách lại tăng lên rất nhiều, chưa kể các khoản chi bất thường đang ngày càng tăng từ các khoản chi trực tiếp liên quan đến phòng, chống dịch bệnh cũng như các khoản chi gián tiếp như các gói hỗ trợ có quy mô lớn lên tới 180 nghìn tỷ đồng.

Tôi cho rằng, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài chính phải căng mình điều hành NSNN làm sao vừa đảm bảo các khoản thu cân đối ngân sách trong điều kiện tăng chi và giảm thu. Đồng thời với đó là triển khai gói hỗ trợ này. Tuy nhiên, gói hỗ trợ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất chủ yếu tập trung vào biện pháp gia hạn, giãn, hoãn các khoản thu nộp NSNN, nên trong điều hành ngân sách chỉ mang tính tạm thời, trước mắt gói hỗ trợ không ảnh hưởng đến cân đối NSNN cả năm 2020 này.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải lường trước các trường hợp tác động trực tiếp ảnh hưởng đến cân đối NSNN 2020. Một mặt, Bộ Tài chính nên có ngay các phương án giúp cho ngân sách có thể đồng thời thực hiện cả 3 nhiệm vụ thu – chi – hỗ trợ mà vẫn đảm bảo sự ổn định, bền vững, điều hành phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh.

* Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam:

Nguồn động viên tài chính và tinh thần cho doanh nghiệp

Ông Đỗ Xuân Lập
Ông Đỗ Xuân Lập

Gỗ là một trong những ngành bị tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Tình hình thương mại thế giới ngưng trệ khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) bị đình đốn. Từ đó, DN gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Đúng thời điểm này, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định giãn nộp thuế và tiền thuê đất với nhiều đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, trong đó có DN chế biến gỗ, lâm sản. Chính sách hỗ trợ này rất hữu ích, kịp thời, thể hiện sự chia sẻ khó khăn của cơ quan nhà nước đối với DN. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì chính sách hỗ trợ này càng có ý nghĩa với các DN gỗ nói riêng và cộng đồng DN nói chung. Thời hạn nộp thuế đối với các DN được gia hạn 5 tháng là hợp lý, đây cũng là nguồn động viên tài chính, lên “dây cót” tinh thần cho DN.

Minh Anh và nhóm PV (thực hiện)

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap