您现在的位置是:Empire777 > La liga

【kq vallecano】Kế hoạch nhập cư của EU trước thách thức khổng lồ

Empire7772025-01-11 12:42:10【La liga】3人已围观

简介Lính biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ bế bé gái Syria khi em cùng với gia đình tìm cách vượt qua biên giới vào kq vallecano

ke hoach nhap cu cua eu truoc thach thuc khong lo

Lính biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ bế bé gái Syria khi em cùng với gia đình tìm cách vượt qua biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Bằng việc trả lại hàng nghìn người di cư về Thổ Nhĩ Kỳ,ếhoạchnhậpcưcủaEUtrướctháchthứckhổnglồkq vallecano các nhà lãnh đạo EU hy vọng người di cư sẽ từ bỏ tuyến đường này để tham gia một hệ thống nhập cư chính thức. Nhưng việc thực hiện kế hoạch hồi hương đó lại làm nảy sinh một bài toán hành chính nan giải, với quá ít thời gian chuẩn bị. Một trong những quốc gia yếu nhất của EU là Hy Lạp sẽ phải đóng vai trò trung tâm, điều mà các nhà lãnh đạo châu Âu phải thừa nhận là một vấn đề hết sức phức tạp cả về mặt pháp lý lẫn hậu cần.

Trước hết, kế hoạch hồi hương người di cư này của EU vi phạm luật pháp Hy Lạp. Để giải quyết vấn đề này, Hy Lạp sẽ phải lập tức sửa đổi luật tị nạn để có thể tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một “nước thứ ba an toàn” để tiếp nhận người tìm kiếm quy chế tị nạn. Bước tiếp theo khó khăn hơn là giải tỏa các tụ điểm người nhập cư. Hiện có khoảng 8.000 người nhập cư trên các đảo của Hy Lạp như Lesbos và Chios. Các quan chức nói rằng lý tưởng nhất là những người này được di dời trước “ngày X” - có thể ngay ngày 18-3 - khi chính sách trả người di cư về Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu được thực hiện. Tuy vậy, các cơ sở chứa người nhập cư của Hy Lạp đang quá tải. Trong đất liền, Hy Lạp có gần 40.000 người nhập cư đang chen chúc nhau. Việc để lẫn nhóm đang bị ách lại ở Hy Lạp chờ được tái định cư tại châu Âu với nhóm người sẽ bị gửi trở lại Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến tình hình thêm tồi tệ.

Năm 2011, Tòa án Nhân quyền châu Âu đã từng cấm các nước thành viên EU gửi người tìm cách tị nạn tới Hy Lạp sau khi đánh giá hệ thống tị nạn của Ankara là “không thể chấp nhận được”, “xuống cấp” và “mất vệ sinh”. Mặc dù vậy, nay chính hệ thống này sẽ là điểm tựa cho thỏa thuận giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ. Hy Lạp sẽ là nơi hàng nghìn người tìm cách tị nạn đặt chân đến, chờ đợi được giải quyết tái định cư hoặc bị trả về Thổ Nhĩ Kỳ. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có thêm nhân lực và thời gian.

Cái được gọi là “các điểm nóng” ở Hy Lạp được hứa hẹn lần đầu tiên hồi tháng 9-2015. Theo Hội đồng châu Âu, các trung tâm này có thể chứa khoảng 8.000 người nhưng vai trò của các trung tâm đó sắp thay đổi mạnh mẽ. Theo kế hoạch của EU, các trung tâm này sẽ trở thành các cơ sở “giam giữ” mà tại đó những người nhập cư trong diện bị trả về sẽ không thể trốn thoát. Điều này đòi hỏi phải có thêm lực lượng bảo vệ, các nhà trọ qua đêm với hàng rào bao quanh. Đây sẽ là một thách thức khủng khiếp. Khảo sát của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đối với người tị nạn Syria hồi tháng 2 vừa qua cho thấy một nửa trong số đó là trẻ em. Một số trường hợp bị giam chờ trả về có thể sẽ tìm mọi cách bỏ trốn hoặc nổi loạn và nguy cơ bất ổn tại các trung tâm này là rất cao.

Cuối cùng là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải làm gì với những người bị trả lại không phải người Syria. Dưới sự bảo trợ của UNHCR, tái định cư người tị nạn trực tiếp từ Thổ Nhĩ Kỳ tới EU sẽ giúp hàng nghìn người tị nạn sẽ có thể bắt đầu một cuộc sống mới ở châu Âu. Nhưng đến nay, mới có hơn 4.000 trong số 22.000 trường hợp được hoàn tất thủ tục tái định cư theo một cơ chế đạt được hồi mùa Hè năm ngoái. Để ép châu Âu tiếp nhận thêm người tị nạn, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chẳng sốt sắng trong việc ngăn chặn hoàn toàn dòng người di cư đổ tới các đảo của Hy Lạp. Vì lý do này, EU muốn có điều khoản 1 đổi 1 tạm thời. Nhưng để làm được điều đó, cần phải thay hệ thống bằng một chương trình tái định cư diện rộng từ Thổ Nhĩ Kỳ - điều mà cho đến nay các nước thành viên EU chưa nhất trí.

很赞哦!(4644)