Hải quan Cao Bằng thu ngân sách hơn 131 tỷ đồng | |
5 địa điểm tập kết hàng hóa ở biên giới Cao Bằng được hoạt động trở lại | |
Xuất nhập khẩu qua Hải quan Sóc Giang,ửakhẩuởCaoBằngtạmdừngxuấtnhậpkhẩkèo chấp 1/4 là gì Cao Bằng tăng 359% | |
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng lần đầu thu ngân sách xấp xỉ 300 tỷ đồng | |
Hải quan Cao Bằng thu ngân sách tăng 141% |
Khu vực cửa khẩu Tà Lùng (ảnh tư liệu). T.Bình. |
Chưa rõ ngày mở lại
Ngày 1/3, trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Hải quan Cao Bằng cho biết, hoạt động XNK hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn thời gian qua gặp nhiều khó khăn do phía Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Từ ngày 1/2 đến ngày 25/2, hoạt động XNK chỉ phát sinh tại của khẩu Tà Lùng.
Tại các cặp cửa khẩu Sóc Giang (Việt Nam) - Bình Mãng (Trung Quốc) và Trà Lĩnh (Việt Nam)- Long Bang (Trung Quốc) bao gồm cả lối mở thông quan Nà Đoỏng (Việt Nam) - Nà Ráy (Trung Quốc) phía Trung Quốc có thông báo lùi thời gian khôi phục thông quan tại các cặp cửa khẩu này do áp dụng biện pháp cách ly “không vào, không ra” trên địa bàn TP Bách Sắc (Trung Quốc) để phòng, chống dịch Covid-19.
Về thời gian khôi phục lại thông quan, phía Trung Quốc sẽ thông báo sau tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của TP Bách Sắc. Đến nay, tại 2 cửa khẩu này, hoạt động XNK vẫn chưa được phía Trung Quốc khôi phục.
Đối với các cửa khẩu khác trên địa bàn Cao Bằng, hoạt động XNK tạm dừng từ năm 2021 do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh (cửa khẩu Lý Vạn, Pò Peo, Bí Hà, lối mở Nà Lạn).
Đáng chú ý, ngày 25/2 vừa qua, trong quá trình làm thủ tục XNK hàng hóa, phía Trung Quốc tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho các lái xe (Việt Nam) và phát hiện 1 trường hợp dương tính. Tiếp đó, phía Trung Quốc đã điện thoại cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) về việc dừng hoạt động XNK tại cửa khẩu Tà Lùng và chưa có thông báo khi nào hoạt động trở lại.
“Như vậy, hiện nay, tất cả các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đều tạm dừng hoạt động do phía Trung Quốc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19”, đại diện Cục Hải quan Cao Bằng thông tin.
Tính đến hết ngày 27/2, tại cửa khẩu Tà Lùng, số phương tiện chở hàng hóa đang lưu giữ là 203 xe, với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: sắn, gỗ ván bóc, hạt tiêu... là hàng hóa dễ bảo quản.
Tiếp tục tham mưu nhiều giải pháp
Trước diễn biến nêu trên, Cục Hải quan Cao Bằng đã báo cáo UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình hoạt động tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, trong đó đề xuất một số biện pháp để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động XNK hàng hóa qua địa bàn.
Cụ thể, đối với cửa khẩu Tà Lùng- cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa XNK lớn nhất của tỉnh, hiện nay phía Trung Quốc đang tạm dừng hoạt động, do đó, đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với tỉnh để trao đổi, thống nhất với phía Trung Quốc thiết lập ngay “vùng xanh” (vùng an toàn dịch bệnh) tại cặp cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) - Thủy Khẩu (Trung Quốc) theo chỉ đạo của Chính phủ để tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa XNK, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đồng thời đáp ứng các điều kiện, biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của hai bên.
Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng trao đổi với phía Trung Quốc khôi phục lại hoạt động thông quan hàng hóa XNK tại cặp cửa khẩu Sóc Giang (Việt Nam) - Bình Mãng (Trung Quốc) và Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) bao gồm cả lối thông quan Nà Đoỏng (Việt Nam) - Nà Ráy (Trung Quốc). Sớm khôi phục lại hoạt động thông quan hàng hóa XNK tại các cặp cửa khác trên địa bàn tỉnh khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.
Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng xem xét, chỉ đạo các cơ quan liên quan tích cực trao đổi thông tin với phía Trung Quốc về chính sách kiểm soát hàng hóa, các biện pháp phòng dịch, các phương án giao nhận hàng hóa... để cùng nhau thống nhất triển khai thực hiện, tìm kiếm các phương án tối ưu, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa qua địa bàn tỉnh, cũng như nâng cao năng lực thông qua tại các cửa khẩu.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/2, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn Cục Hải quan Cao Bằng đạt 44,3 triệu USD, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: rau quả đạt 0,142 triệu USD, gỗ đạt 3,1 triệu USD; các sản phẩm gỗ đạt 0,071 triệu USD… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: rau quả đạt 0,925 triệu USD; than các loại đạt 6,6 triệu USD; máy móc thiết bị phụ tùng khác đạt 2 triệu USD; vải các loại 0,619 triệu USD… |