Liên Hợp Quốc vận động gần 8 tỉ USD hỗ trợ hơn 22 triệu dân Syria
TheìnhhìnhchiếnsựSyriamớinhấtngàchấp 0/0.5o những tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất trên Tuổi Trẻ, ngày 13/1, Liên Hiệp Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 7,73 tỉ USD để giúp đỡ 22,5 triệu người Syria đang phải sống trong cảnh cùng khổ vì chiến tranh. Liên Hợp Quốc cho biết số tiền quyên góp từ các nước thành viên Liên Hợp Quốc sẽ giúp cải thiện cuộc sống của 13,5 triệu người Syria bị mất nhà cửa vì chiến tranh và 4,7 triệu người đã di tản ra nước ngoài, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Libăng.
“Sau gần sáu năm xung đột đẫm máu, người dân Syria đang cần sự giúp đỡ của chúng ta hơn bao giờ hết” - ông Stephen O’Brien, phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo, khẳng định. Liên Hợp Quốc sẽ đề nghị các nước cam kết hỗ trợ Syria trong cuộc hội nghị về cuộc khủng hoảng Syria ở London (Anh) ngày 4/2 tới.
Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 14/1/2016 đưa tin Liên Hợp Quốc vận động gần 8 tỉ USD hỗ trợ hơn 22 triệu dân Syria
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Filippo Grandi cho rằng các nước láng giềng của Syria đang oằn mình dưới gánh nặng dòng người tị nạn từ Syria. Do đó, một phần quỹ hỗ trợ cần được rót cho các quốc gia này. Năm ngoái Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 8,4 tỉ USD để cứu giúp người dân Syria, nhưng chỉ nhận được 3,3 tỉ USD. Vấn đề là tình trạng của người dân Syria ngày càng trở nên bi đát, đặc biệt tại các thành phố và thị trấn bị lực lượng chính phủ cũng như quân nổi dậy vây hãm.
“Sẽ có rất nhiều người chết nếu thế giới không hành động nhanh” - ông Yacoub El Hillo, điều phối viên LHQ về Syria, cảnh báo. Ông cho biết ở thị trấn Madaya, nơi bị quân chính phủ Syria vây hãm trong sáu tháng qua, ông đã tận mắt nhìn thấy vô số người bị suy dinh dưỡng nặng vì thiếu ăn, đặc biệt là những đứa trẻ gầy như xương khô.
Tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) cho biết từ ngày 1/12/2015, đã có 28 người ở Madaya chết vì đói. Nhưng bi kịch không chỉ xảy ra ở Madaya. Liên Hợp Quốc ước tính hiện có 15 thành phố và thị trấn bị quân đội Syria và lực lượng nổi dậy cô lập, khiến 400.000 người bị mắc kẹt và phải sống trong cảnh đói khổ.
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt các cuộc bao vây, kiềm tỏa này nhưng bị phớt lờ. Hiện Liên Hợp Quốc đang đàm phán với chính quyền Syria để được phép di tản khoảng 400 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, ra khỏi Madaya. “Chiến thuật vây hãm là chiêu nhắm vào thường dân, đẩy họ vào cảnh chết đói. Chiến thuật này vi phạm nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế” - ông Pinheiro nhấn mạnh.
Nga 'vạch mặt' kẻ gây ra cái chết cho dân thường Syria
Theo An Ninh Thủ Đô, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc phỏng vấn nhanh gần đây với tờ Bild của Đức, đã “vạch mặt” những kẻ gây ra cái chết cho dân thường ở Syria. Khi được hỏi rằng, ai phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những dân thường ở Syria, ông Putin khẳng định không chút do dự: “Trách nhiệm đối với cái chết của những dân thường Syria thuộc về các phe nhóm đang chống lại lực lượng chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad”.
Nga 'vạch mặt' kẻ gây ra cái chết cho dân thường Syria là tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 14/1/2016
Putin nhấn mạnh: “Ông Assad không có ý định hủy diệt người dân của mình, ông ấy chỉ phản kháng với những người mang vũ khí tới chống lại mình. Nhưng nếu điều này gây thiệt hại cho dân thường, thì tôi nghĩ, trách nhiệm trước hết thuộc về những phe nhóm đang chiến đấu chống lại ông ấy, và những lực lượng trợ giúp các phe nhóm này”.
Mặc dù vậy, Tổng thống Nga cũng thừa nhận, có thể ông Assad đã mắc nhiều sai lầm, nhưng cuộc xung đột tại Syria “sẽ không có quy mô lớn như vậy, nếu như không có những nguồn tài trợ lớn về vũ khí, tài chính và lực lượng binh lính ngay từ ban đầu”. Ông Putin cũng nhận định: “Thật không may là dân thường vô tội lại là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ những cuộc xung đột như thế này”.
Nga để ngỏ khả năng cho Tổng thống Syria tị nạn
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow có thể cung cấp chỗ ở cho nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad nếu ông bị buộc phải rời khỏi quê hương. "Chắc chắn cho ông Snowden tị nạn ở Nga còn khó hơn so với trường hợp của Assad", Putin khẳng định với báo Bild của Đức. Ông nhắc đến cựu nhà thầu tình báo Mỹ Edward Snowden, người đã được Nga cho tị nạn vào năm 2013.
Theo Tổng thống Putin, hiện còn quá sớm để nói liệu Nga có phải cho ông Assad tị nạn hay không. "Trước tiên, người dân Syria sẽ phải bỏ phiếu, và sau đó chúng ta sẽ xem liệu ông Assad có phải rời khỏi nước mình hay không nếu thất cử", Putin giải thích. Là đồng minh thân cận của chính quyền Assad, hồi cuối tháng 9/2015, Nga bắt đầu can thiệp vào Syria, đất nước chìm trong nội chiến gần 5 năm qua, bằng một chiến dịch không kích để yểm trợ cho quân đội Syria và để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 14/1/2016 cho biết Nga để ngỏ khả năng cho Tổng thống Syria tị nạn
Trong một động thái dường như là "phản ứng" sau cuộc phỏng vấn mà báo Bild thực hiện với Putin, hãng thông tấn nhà nước Syria SANA ca ngợi vai trò của Nga và Iran trong "cuộc chiến quyết định của Syria chống chủ nghĩa khủng bố cực đoan". Putin thừa nhận, ông nghĩ ông Assad "đã làm nhiều điều chưa đúng trong tiến trình xung đột này" song nói thêm, "xung đột sẽ không bao giờ lớn đến mức đó, nếu như nó không được tiếp sức từ bên ngoài Syria - bằng vũ khí, tiền của và chiến binh".
Putin nhắc lại lập trường ủng hộ của Nga dành cho ông Assad nhằm tránh để xảy ra một viễn cảnh nhà nước thất bại như ở Libya. Khi được hỏi về thông tin quân đội Assad ném bom người Syria, ông Putin quả quyết: "Assad không chiến đấu chống lại người dân của chính ông ấy, mà chống lại những kẻ hành động vũ trang chống lại chính phủ". "Nếu người dân cũng bị hại thì đó không phải là lỗi của Assad mà trước hết là lỗi của quân nổi dậy và những kẻ ủng hộ ngoại quốc của họ", nhà lãnh đạo Nga khẳng định.
Thanh Mai(T/h)
‘Vua lợn rừng’ đất Bắc tự tin cạnh tranh trong TPP