【bóng đá kết quả vô địch tây ban nha】Người “vun mầm” văn hoá
Cái cách mà người dân ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn chỉ đường vô nhà ông Hai Rồng (ông Nguyễn Lương Tòng, thương binh hạng 4/4) đủ biết ở đây ông “nổi tiếng” cỡ nào. Gặp ông, vết thương ở chân (miểng đạn còn trong đó) gặp mùa trở gió đau nhức dữ. Nhìn nếp mặt hằn nhăn, thân hình gầy còm của ông ít ai đoán ông chỉ mới bước qua độ tuổi lục tuần.
Cái cách mà người dân ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn chỉ đường vô nhà ông Hai Rồng (ông Nguyễn Lương Tòng, thương binh hạng 4/4) đủ biết ở đây ông “nổi tiếng” cỡ nào. Gặp ông, vết thương ở chân (miểng đạn còn trong đó) gặp mùa trở gió đau nhức dữ. Nhìn nếp mặt hằn nhăn, thân hình gầy còm của ông ít ai đoán ông chỉ mới bước qua độ tuổi lục tuần.
Ông nói: “Vết thương lâu lâu lại hành, riết rồi mình già trước tuổi. Chích thuốc cũng nhiều như ăn cơm”. Người thương binh 4/4 này là niềm tự hào của bà con trong ấp. Ông Hai Rồng là đảng viên có Huy hiệu 45 năm tuổi Ðảng, là thương binh gương mẫu, cũng là đầu tàu trong mọi chuyện công ở ấp, xóm.
Mỗi khi lần giở lại những huy chương, kỷ niệm chương, ông Hai (trái) lại bồi hồi xúc động. |
Quê gốc của ông Hai ở xã Hàm Rồng, tham gia du kích xã năm mới 16 tuổi, sau đó ông được biên chế ở đơn vị địa phương quân huyện Duyên Hải. Trong thời gian chiến đấu, ông bị thương khá nặng ở chân. Sau khi phục viên, ông Hai kinh qua nhiều vị trí công tác, rồi sau đó về chăm lo cho gia đình của mình. Trưởng ấp Xóm Lớn Ngoài Cao Trung Tính (Tư Tính) thông tin: “Biết chú Hai đã lâu, ông luôn là người đảng viên, công dân gương mẫu. Uy tín của chú ở địa phương rất lớn, chú và gia đình có nhiều đóng góp cho các hoạt động của ấp cả tinh thần và vật chất”.
Biệt danh Hai Rồng được đồng đội và bà con “đặt chết danh” cho người chiến sĩ kiên trung Nguyễn Lương Tòng từ thời kháng Mỹ. Quyết đoán, dám làm dám chịu, gan góc, mưu trí, sáng tạo là những gì mà người dân nơi đây nói về ông. Tuy nhiên, chuyện đời ông cũng lắm nỗi thăng trầm. Về Hàng Vịnh, ông cùng vợ tần tảo nuôi 7 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Ông không nề hà khó nhọc, nhưng “làm đâu trật đấy”, riết rồi mang nợ một số tiền lớn; đến nỗi ngân hàng đã có quyết định kê biên đất đai để giải quyết số nợ quá lớn của gia đình. Tưởng đâu tay trắng, ai dè buổi sáng ngân hàng có quyết định kê biên, buổi chiều… ông trúng đặc biệt, không những trả được nợ mà còn cất được ngôi nhà mới.
Ông nói, đời ông đâu tiếc gì, trẻ thì cầm súng theo tiếng gọi của Bác, của Ðảng, của quê hương. Có con rồi thì chăm chút cho con, còn việc làng, việc xóm mình cũng hết sức tận lực. Dù hoàn cảnh khó khăn, ông vẫn xông xáo hiến tặng 300 m2 đất để ấp xây trụ sở sinh hoạt văn hoá, sẵn có thêm “của trời cho” ông tiếp tục đóng góp thêm 10 triệu để cơ ngơi trụ sở của ấp Xóm Lớn Ngoài khang trang và bề thế nhất xã. Theo lời ông Hai, thời kháng chiến, Nhân dân có cái gì cũng hiến cho cách mạng, hiến tự nguyện, không tính toán, giá trị và ý nghĩa cả vật chất lẫn tinh thần thì đâu đong đếm hết. Bây giờ hoà bình, quê hương ngày càng giàu đẹp, mình đóng góp chút ít thì đâu có gì đáng nói.
Mặc dù vết thương cứ trái gió, trở trời là đau nhức, nhưng ông Hai Rồng vẫn là lao động trụ cột trong nhà. Con cái ông lớn lên, có tổ ấm riêng, ai cũng có cuộc sống ổn định. Ông mừng vì “mấy đứa nó đứa nào cũng yên bề, đủ ăn, đủ mặc, có đứa đi làm việc Nhà nước”. Riêng ông, niềm vui làm người công dân bình thường thật đáng trân trọng: “Mình có công, chế độ đãi ngộ, sự quan tâm của các cấp, các ngành đều có hết rồi, sẵn chút ít điều kiện thì cùng với bà con đóng góp để công việc chung hoàn thành, đó là bổn phận, trách nhiệm”. Việc ở xóm, ấp hễ cần đến ông thì ông Hai Rồng có mặt, ủng hộ nhiệt tình, vận động bà con cùng làm theo.
Xã Hàng Vịnh đang hoàn tất thủ tục để được công nhận đạt tiêu chí văn hoá theo chuẩn nông thôn mới, Trưởng ấp Xóm Lớn Ngoài Cao Trung Tính tự hào: “Ấp nhờ có những người như chú Hai mà nơi sinh hoạt của bà con khang trang, đời sống văn hoá tinh thần được nâng lên, ai cũng phấn khởi”. Ðây được đánh giá là điểm sáng của xã Hàng Vịnh nói riêng, huyện Năm Căn nói chung về phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Như lời ông Hai Rồng, “trước đây lộ làng dễ gì có mà đi, bà con giờ trên 150 hộ chỉ còn vài hộ nghèo, mấy đứa nhỏ được học hành đàng hoàng, có nhiều cháu tốt nghiệp đại học về làm việc cho địa phương”. Bấy nhiêu đó khiến cho người cựu chiến binh cảm thấy bồi hồi vui sướng.
Với làng xóm, ông Hai Rồng là người có trước, có sau, được mọi người chân thành quý trọng. Ông Hai kiệm lời, sợ mình “nói quá lời” rồi bà con không thích. Những điều ông làm, ông cho rằng “nó đáng làm thì mình làm, không vì bất cứ lợi ích hay tính toán gì”. Bởi vậy mới có chuyện, địa phương phải thuyết phục ông mới chịu trả lời cánh phóng viên báo chí. Ông Hai nói: “Mấy chuyện đi chiến đấu qua lâu rồi, nhắc lại sợ không còn nhớ chính xác”. Nhưng khi lần giở những huy chương, kỷ niệm chương, ông lại chực rơi nước mắt. Ông nói gọn lỏn: “Cả đời theo cách mạng, mình còn sống để đeo những phần thưởng này là hạnh phúc lớn lắm rồi, còn nhiều đồng đội đã không kịp thấy hoà bình”.
Ghé thăm trụ sở sinh hoạt của ấp Xóm Lớn Ngoài, bàn thờ Bác trang nghiêm, bên cạnh là ảnh của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, tủ sách, báo được sắp xếp gọn gàng, ghế bàn hội họp ngăn nắp. Ðây là một trong những ấp đầu tiên của Hàng Vịnh được công nhận đạt chuẩn văn hoá theo bộ tiêu chí mới. Do sức khoẻ yếu, ông Hai Rồng không thể cùng chúng tôi ra đây để ghi lại vài tấm hình gọi là “lưu niệm”. Ông bộc bạch: “Nói gì thì nói, những người dân như chú rất tin tưởng anh em cán bộ ở đây, đóng góp của bà con đều được chi xài đúng nơi, đúng việc, không có chuyện tư túi, gian dối. Tất cả đều vì mục đích cho ấp mình đẹp hơn, bà con mình có đời sống tinh thần đầy đủ hơn”. Cơn nhức của vết thương lại nhói lên từng cơn, ông Hai Rồng nói tới cử uống thuốc. Nhìn vào gương mặt khắc khổ, dáng người gầy còm của ông, ai cũng hiểu trong ông, ký ức chiến tranh vẫn chưa thể ngủ yên.
Với tay vẫy tiễn chúng tôi về, ông Hai còn nói: “Giờ bệnh tật nhiều rồi, đóng góp chắc cũng không được bao nhiêu nữa, nhưng có việc gì mấy đứa cứ gọi chú Hai, tiếp gì được, chú tiếp liền…”. Không chỉ là người “vun mầm” văn hoá cho ấp Xóm Lớn Ngoài, ông còn là một cuộc đời cống hiến cho cách mạng, một công dân luôn vì công việc chung mà dốc lòng, dốc sức./.
Bài và ảnh: Phạm Nguyên