【kết quả trận vissel kobe】Đồng tình tiếp tục giảm thuế GTGT 2%, nhưng cần giải pháp dài hơi hỗ trợ doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời hạn,ĐồngtìnhtiếptụcgiảmthuếGTGTnhưngcầngiảiphápdàihơihỗtrợdoanhnghiệkết quả trận vissel kobe quy định cụ thể về hàng hoá giảm thuế GTGT 2% Lực đẩy cho nền kinh tế khi tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025 Kích thích sản xuất kinh doanh, trình Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế GTGT
Ảnh: Quốc hội
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc giải trình thêm trước Quốc hội. Ảnh: Quốc hội

Doanh nghiệp mạnh lên thì lượng đóng thuế cao hơn

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT trong phiên họp chiều 28/11/2024, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) bày tỏ, đến từ khu vực doanh nghiệp thì rất cảm ơn Chính phủ đã quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp và đã đề xuất ra Quốc hội để giảm tiếp thuế GTGT.

Theo đại biểu, điều đó chứng tỏ rằng Chính phủ đã biết doanh nghiệp trong nước vẫn đang gặp khó khăn.

Bởi mặc dù trong bối cảnh GDP của cả nước có thể tăng cao nhưng khối doanh nghiệp trong nước vẫn gặp khó khăn và Chính phủ thấu hiểu nên đã tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, lo ngại về chính sách chỉ là ngắn hạn, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, khi chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong ngắn hạn thì có khi chính doanh nghiệp lại bị tổn hại trong dài hạn.

“Nếu hỗ trợ trong ngắn hạn để qua một thời kỳ khó khăn nào đấy nhưng kinh tế đất nước đi xuống thì doanh nghiệp không thể nào phát triển được, vì doanh nghiệp là một tế bào trong cả một cơ thể của đất nước”, đại biểu Huân nhấn mạnh.

Do đó, theo đại biểu, bản thân các doanh nghiệp mong hỗ trợ, nhưng mong hỗ trợ “cần câu” chứ không phải hỗ trợ “con cá”.

Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Quốc hội

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình), đồng thời cũng là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, Chính phủ kéo giảm 2% thuế GTGT có thể nói rất chính xác.

Bởi theo đại biểu, việc giảm thuế nhưng không có nghĩa là thất thu, mà sẽ tăng năng lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mạnh lên thì lượng đóng thuế cao hơn. Nhưng cần có quan tâm hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Còn theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị), giảm thuế GTGT là giải pháp ngắn hạn hiệu quả, nên cần có các biện pháp đồng bộ dài hạn nhằm cải thiện năng lực sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng hàng hóa và đặc biệt là tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đại biểu cũng cho rằng cần tối ưu hóa các nguồn thu ngân sách, Chính phủ cần xây dựng và triển khai các biện pháp nhằm tăng cường thu ngân sách từ các nguồn thu khác ngoài thuế giá trị gia tăng để bù đắp phần hụt thu này.

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, một trong những nguồn thu đáng chú ý từ việc phát triển các nguồn như năng lượng sạch, điện khí, điện gió và điện mặt trời và các khoản thu đột biến kết hợp với việc đảm bảo khai thác bền vững và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, theo các đại biểu, bên cạnh giảm thuế, Chính phủ cũng cần triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ nhân lực, thị trường… giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Ảnh: Quốc hội
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết thuế GTGT của Việt Nam còn ở mức thấp. Ảnh: Quốc hội

Thuế GTGT của Việt Nam còn ở mức rất thấp

Báo cáo giải trình thêm trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cũng nhìn nhận, việc giảm thuế GTGT 2% có xung đột với Luật Thuế GTGT sửa đổi cũng như dự toán ngân sách 2025 mà Quốc hội đã biểu quyết thông qua mới đây.

Vì vậy, sau khi giảm thuế 2%, thì Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh phải tích cực chủ động trong vấn đề tăng thu để đảm bảo được dự toán ngân sách đã giao, bởi vì giảm thuế chứ không giảm dự toán.

Phó Thủ tướng cũng nêu, thuế GTGT của Việt Nam hiện vẫn còn quá thấp, vì thuế GTGT của Trung Quốc, Ấn Độ, Israel còn ở mức 17%, tại nhiều quốc gia châu Âu lên tới 20-25%...

Vì thế, giảm thuế GTGT làm giảm ngân sách thì các địa phương, bộ, ngành phải nỗ lực để đảm bảo dự toán ngân sách, do năm 2025 chưa lường trước được những khó khăn, đặc biệt các vấn đề về xuất khẩu, thuế từ Hải quan…

Vì thế, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cũng cho rằng, việc quan trọng nhất là làm thế nào để doanh nghiệp ngày một mạnh lên và hăng hái hơn khi đóng góp vào cho ngân sách.

Để qua đó không còn bội chi ngân sách, không phải đi vay nước ngoài, không phải vay của dân nữa, đó mới là mục tiêu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

"Chúng tôi nghĩ việc giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ dựa vào thuế, thuế chỉ là một giải pháp, muốn giải quyết được khó khăn của doanh nghiệp thì chúng ta phải giải quyết bằng các cơ chế, chính sách", Phó Thủ tướng nêu.

Theo Phó Thủ tướng, đó là tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục đầu tư, vướng mắc trong các vấn đề sản xuất, kinh doanh, cấp phép, giải quyết các thủ tục về đất, hỗ trợ gói tín dụng, thị trường, nguồn nhân lực và các công nghệ.

Phó Thủ tướng nêu, giảm thuế thì ngân sách giảm được khoảng 26.000 tỷ đồng, chia cho gần 1 triệu doanh nghiệp thì chỉ khoảng 30 triệu đồng mỗi doanh nghiệp, "không thấm tháp gì" nhưng đây cũng là một sự động viên để doanh nghiệp cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội để tiếp thu và các nội dung cần thiết đưa vào Nghị quyết kỳ họp, trình Quốc hội xem xét quyết định.