【ket qua totenham】Hậu Giang tổ chức hội thảo ‘Liên kết chuỗi giá trị lúa gạo’

Ngày 25/10,ậuGiangtổchứchộithảoLiênkếtchuỗigiátrịlúagạket qua totenham UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo: “Thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta (ha) chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

hoi thao.jpeg
Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: Ái Phương

Hội thảo chia thành 2 phần: tham luận của các diễn giả và tọa đàm. 

Trong đó, ở phần tham luận, các báo cáo đã tập trung vào những chủ đề: Tình hình thực hiện 7 mô hình thí điểm đề án 1 triệu ha và những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng phân bón cho lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long; Một số kết quả đo đạc tại các mô hình và định hướng triển khai hoạt động đo đạc báo cáo và xác nhận, giúp định hướng việc xây dựng các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp và công tác MRV của tỉnh trong thời gian tới.

Biện pháp canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính cung cấp những thông tin hữu ích mang tính khoa học để triển khai thực hiện các mô hình Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao; Phát triển liên kết bền vững chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, giúp đánh giá thực trạng liên kết chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, xác định những khó khăn, thách thức, từ đó đề ra những định hướng, giải pháp nhằm cải thiện liên kết chuỗi lúa gạo vùng hiện nay.

Trong phần tọa đàm các diễn giả cùng trao đổi, thảo luận về vấn đề “Liên kết chuỗi giá trị lúa gạo, góp phần thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”. 

Các đại biểu cũng đã chỉ ra các thuận lợi, khó khăn, thách thức trong chuỗi giá trị lúa gạo và mối liên kết “4 nhà” ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh Hậu Giang nói riêng. Từ đó, đề ra các giải pháp thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo của tỉnh thời gian tới phát triển hơn nữa.

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho người nông dân trồng lúa mà còn đóng góp vào mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng lúa gạo theo hướng bền vững. 

Tỉnh Hậu Giang đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 triển khai diện tích thực hiện Đề án là 28.000 ha, tập trung vào củng cố các diện tích đã có của dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT); đến năm 2030 sẽ tăng lên đạt diện tích 46.000 ha, thực hiện tại 6/8 đơn vị cấp huyện. 

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hậu Giang đã hoàn thành việc triển khai lựa chọn, xác định các vùng tham gia đề án, rà soát đáp ứng tiêu chí và phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Cũng  trong năm 2024, tỉnh cũng đã và đang triển khai thực hiện các mô hình điểm cấp tỉnh, huyện với tổng diện tích 180 ha, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như: tưới nước ướt khô xen kẽ, 1 phải 5 giảm, sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP ... 

Đình Sơn