Diễn ra trong 2 ngày (7 và 8-10) tại Bali,àomừngcáckếtquảcủaHộinghịThượngđỉ7m tỷ số Indonesia, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2013 với chủ đề “Châu Á- Thái Bình Dương tự cường, động lực của tăng trưởng toàn cầu” đã thu hút sự tham gia của hầu hết các nguyên thủ quốc gia 21 nước và vùng lãnh thổ thành viên APEC.
Hội nghị Thượng đỉnh tiếp tục khẳng định những nỗ lực của APEC trong việc thực hiện các mục tiêu trong Tuyên bố Bogor năm 1994 về tự do hoá thương mại và đầu tư, góp phần đưa Diễn đàn trở thành động lực thúc đẩy tính năng động của các nền kinh tế thành viên, đảm bảo thịnh vượng của khu vực.
Trong Tuyên bố Bogor, APEC đã thống nhất một mục tiêu chung là phấn đấu đạt được thương mại, đầu tư tự do và mở cửa ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các nền kinh tế phát triển và năm 2020 đối với các nền kinh tế đang phát triển dựa trên những nguyên tắc cơ bản của hợp tác APEC: tham gia tự nguyện, toàn diện, tôn trọng lẫn nhau và ra quyết định trên cơ sở đồng thuận.
Hiện nay, WCO có vai trò điều phối hoạt động của các thành viên trên toàn thế giới, với nhiệm vụ xử lý 98% các giao dịch thương mại toàn cầu dựa trên các công cụ quản lý nghiệp vụ hải quan như Hiệp định trị giá GATT/ WTO, Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan, Công ước quốc tế về phân loại và mã hóa hàng hóa (HS)…
Hoạt động của WCO có liên quan trực tiếp tới việc thực hiện các thỏa thuận tự do thương mại toàn cầu như các Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và khu vực như trong khuôn khổ Diễn đàn APEC. Tuyên bố của các nguyên thủ tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2013 lần này đề cập đến việc giải quyết một loạt các vấn đề kinh tế, trong đó có những chủ đề liên quan đến vai trò của cơ quan Hải quan trong đảm bảo an toàn và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.
Một lần nữa, Tuyên bố lần này tái khẳng định sự ủng hộ đối với các hệ thống thương mại dựa trên các nguyên tắc đa phương và tầm quan trọng trong việc duy trì các thị trường mở, đồng thời ngăn chặn sự hình thành của các hàng rào thương mại mới.
Trong đoạn thứ 52 của Tuyên bố của các Bộ trưởng Hợp tác kinh tế tại APEC 2013, ghi nhận tầm quan trọng của sự tăng cường hợp tác cùng với các nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hải quan theo chuẩn mực quốc tế, như các chuẩn mực đã được WCO xây dựng.
Các Bộ trưởng Kinh tế APEC đã đánh giá cao những tiến bộ trong việc triển khai các cơ chế Một cửa (SW), bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO)… theo sáng kiến của WCO. Tuyên bố cũng khuyến các nền kinh tế thực hiện các chính sách về tăng cường năng lực và chia sẻ các phương pháp quản lý để giải quyết các hàng rào phi thuế quan.
Về phần mình, WCO đánh giá cao sự ủng hộ của APEC đối với các công cụ của WCO. Tổng Thư ký WCO, Tiến sỹ Kunio Mikuriya khẳng định: "WCO và APEC cùng chia sẻ các mục tiêu chung về tạo thuận lợi cho thương mại và an ninh của dây chuyền cung ứng; hai bên sẽ tiếp tục quan hệ đối tác chặt chẽ trong tương lai"./.
Ngọc Vân