Vi sóng và điện cao thế cực nguy hiểm
Nhận thức được việc nghiêm trọng nếu hớ hênh,ửdụnglòvisóngthậntrọngkhôngthừtop cầu thủ ghi bàn ngoại hạng anh không để ý, người tiêu dùng (NTD) có thể trở thành miếng “thịt nướng” của lò vi sóng, nhiều nhà sản xuất sản phẩm lò vi sóng đưa ra những lời cảnh báo nguy hiểm trên sản phẩm. Nhưng đôi khi, NTD lại rất thờ ơ và cho rằng, không cần đọc cũng biết dùng! Nhiều sản phẩm, vật dụng trung gian vì thế được đưa vào lò vi sóng và đã có những hậu quả xảy ra.
Cảnh báo người dùng khi sử dụng lò vi sóng. Ảnh: L. H
Theo cảnh báo của hãng công nghệ Sharp, lò vi sóng của hãng này có năng lượng vi sóng và không được tháo rời tấm đậy. Nhà sản xuất này giải thích rằng, nếu tháo rời tấm đậy ra, năng lượng vi sóng có thể ảnh hưởng tới NTD, không gian xung quanh, thậm chí gây cháy nổ lớn.
Hãng Electrolux trên sản phẩm lò vi sóng của mình cũng cảnh báo, không tháo rời tấm chắn sóng viba vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãng này còn nhắc NTD, vui lòng tháo màng co màu xanh quanh lò trước khi sử dụng.
Hãng Goldsun lại cảnh báo rằng, lò hoạt động bằng vi sóng và điện cao thế, do đó không được tháo rời tấm chắn bảo vệ. Thiết bị được trang bị một phích cắm tiếp đất nhằm tránh nguy hiểm do bị điện giật và ổ cắm phải được tiếp đất đúng quy định.
“Thiết bị này chỉ được sửa chữa bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Ngắt điện trước khi sửa chữa. Bỏ hoặc rời xa những vật dụng xung quanh lò có thể gây nguy hiểm đến người sửa chữa do dòng điện cao thế”, một nội dung cảnh báo trên sản phẩm lò vi sóng của hãng Goldsun.
Còn hãng BlueStone lại liên tiếp đưa ra 2 cảnh báo trên sản phẩm: Một là cảnh báo điện áp cao và hai là cảnh báo năng lượng vi sóng, không được tháo rời vỏ máy. Không vận hành máy khi bị cửa bị cong vênh, bị hư hoặc cửa đóng chưa chặt.
Ngoài ra, BlueStone còn cho rằng, không được tự sửa chữa khóa cửa an toàn. Việc bảo trì chỉ được tiến hành bởi những người sửa chữa có chuyên môn. Tháo phích cắm (không kết nối với nguồn điện) trước khi tháo rời vỏ máy.
Dùng thế nào cho an toàn?
Dù đã có những cảnh báo an toàn khi sử dụng lò vi sóng, tuy nhiên, nhiều NTD điếc vẫn không sợ súng và kết quả, họ hoặc những sản phẩm được đưa vào trong lò vi sóng trở thành những “vật thể lạ”. Thậm chí, trong một vài trường hợp lò phát hỏa, nổ tung.
Trường hợp ông Nguyễn Văn Bình ở đường Phan Huy Ích, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh là một ví dụ. NTD này vừa cho cá basa bọc giấy bạc vào lò vi sóng được 10 phút thì lò vi sóng phát nổ, cửa lò bị bung, con cá nổ tung, thịt một nơi, xương một nẻo.
Người tiêu dùng nên đọc kỹ các cảnh báo của nhà sản xuất liên quan đến sử dụng lò vi ba. Ảnh: L. H
Hoặc trường hợp của chị Bùi Lan Anh ở ngõ Văn Chương (Đống Đa - Hà Nội) cũng tương tự. Chị vừa phải sửa lại toàn bộ hệ thống điện trong nhà vì lò vi sóng phát nổ, gây cháy lan sang đường điện và các vật dụng khác.
Theo NTD này, trước khi đi làm có căn dặn người giúp việc hâm lại thức ăn (để trong đĩa inox) vào lò rồi lên tầng 2 cho cháu nhỏ ăn. Một lúc sau, nghe tiếng nổ lớn, chạy xuống đến nơi thì thấy lò vi sóng đang rực lửa. Lửa lan rất nhanh, gây cháy toàn bộ hệ thống điện trong nhà, may không ai bị thương.
Các chuyên gia cho rằng, để không là nạn nhân của lò vi sóng, NTD không nên sử dụng các đồ dùng bằng kim loại để đựng thức ăn khi cho vào quay trong lò vi sóng. Không chạy lò vi sóng khi bên trong không có thức ăn, hoặc lò hoạt động ở công suất cao, trong thời gian khá lâu mà lượng thức ăn cho vào lại ít. Những vật bằng kim loại này trong nhiều trường hợp có thể tạo ra nguy cơ phóng điện từ nguồn và gây nổ.
Nếu không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa. Đồ đặt trong lò rất nóng do nhiệt độ truyền từ lò sang, do đó phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn khỏi lò.
Không vận hành khi lò vi sóng bị hỏng các mồi hàn hoặc phích cắm. Lò vi sóng không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây tai nạn khó lường. Nếu nguồn cung cấp điện có vấn đề, cần đến gặp nhà sản xuất, trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa có tay nghề.
Nguy cơ nhất là những máy sử dụng lâu rất dễ bị hở, cong, vênh, các bức xạ vi sóng sẽ phát ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến người sử dụng làm suy yếu màng tế bào, tác động đến hệ miễn dịch, làm đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng lâu dài đưa đến những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tăng nguy cơ đau ruột thừa.
Các hãng sản xuất lò vi sóng cũng khuyến cáo, NTD không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn. Không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn tay, khăn bàn… vì có thể làm cháy vải và gây hỏa hoạn. Lò vi ba có công suất khá lớn nên để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng, không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện, bàn ủi... Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Nên đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò, tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò. Giữ lò vi sóng cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm. Nên đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao. |
Thu Huyền