VHO - Sở VHTTDL Yên Bái vừa tổ chức lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe Thái năm 2024,ênBáiTíchcựcbảotồnpháthuygiátrịdisảnnghệthuậtXòeThám lich thi dau nhằm thực hiện các nội dung của Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn Yên Bái.
Nghệ thuật Xòe Thái là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, được hình thành và phát triển cùng với cộng đồng người Thái ở nước ta, phản ánh sự đa dạng văn hóa, mang thông điệp về sự cởi mở, thân thiện, đoàn kết, gắn kết cộng đồng. Nghệ thuật Xòe Thái chính là sợi dây gắn kết cộng đồng, cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Với những giá trị độc đáo riêng có mang đậm bản sắc tộc người, năm 2023, nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được Unesco vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật Xòe Thái góp phần khơi dậy lòng tự hào của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy thế hệ trẻ quan tâm hơn đến di sản, nêu cao ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sức sống của các di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng. Đồng thời, cũng đặt ra trách nhiệm cho chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, các địa phương có đông người Thái sinh sống đối với việc tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị của nghệ thuật Xòe Thái trong xã hội đương đại.
Bà Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở VHTTDL Yên Bái cho biết, những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe Thái trên địa bàn Yên Bái luôn được quan tâm triển khai thực hiện bằng các giải pháp cụ thể, vừa trước mắt vừa lâu dài, trong đó thực hiện phương châm lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động, biến di sản thành tài sản phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.
Tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, để bảo tồn, gìn giữ và phát triển những điệu Xòe Thái, Sở VHTTDL Yên Bái đã tích cực phổi hợp với địa phương có di sản mở các lớp truyền dạy thông qua mạng lưới bảo tồn, các nghệ nhân, những người am hiểu về xòe Thái. Thành lập các CLB, đội văn nghệ dân gian duy trì hoạt động Xòe Thái trong cộng đồng, tổ chức các hoạt động biểu diễn phục vụ khách du lịch homestay ở các bản văn hóa, những lễ hội của địa phương, sự kiện văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Sở VHTTDL Yên Bái đã tổ chức triển khai, tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa nói chung, nghệ thuật Xòe Thái nói riêng, qua đó đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe Thái tại cơ sở góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, bà Lê Thị Thanh Bình nhấn mạnh.
Để triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật Xòe Thái phù hợp với điều kiện của từng địa phương, mới đây, Sở VHTTDL Yên Bái đã tổ chức lớp tập huấn bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe Thái năm 2024 với sự tham gia của 80 học viên là tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, bản, người dân tộc Thái đang sinh sống trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn.
Các học viên được chuyên viên Sở VHTTDL Yên Bái, các truyền đạt các chuyên đề như: các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Xòe Thái đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật Xòe Thái trên địa bàn Yên Bái.
Lớp tập huấn còn được Nghệ nhân Ưu tú Điêu Thị Xiêng và Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến trực tiếp truyền dạy kỹ năng thực hành Nghệ thuật Xòe Thái. Kỹ năng thực hành 6 điệu Xòe cơ bản: “Khắm khen” (cầm tay nhau), điệu Xoè “Nhôm khăn” (Tung Khăn), điệu Xoè Đổn hôn (Xòe bước tiến lùi), điệu Xòe Phá xí (Bổ bốn), điệu xoè Khắm khăn mơi lảu (Nâng khăn mời rượu), điệu Xoè “Ỏm lọm tốp mư” (Đi vòng tròn vỗ tay)...
Thông qua lớp tập huấn giúp các học viên hiểu rõ hơn về di sản nghệ thuật Xòe Thái và công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh đẹp về nghệ thuật Xòe Thái trong dịch vụ du lịch cộng đồng phục vụ du khách góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để được UNESCO ghi danh, nghệ thuật Xòe Thái đã trải qua một hành trình dài, bền bỉ với trách nhiệm và sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, các nhà văn hóa, nghệ nhân và cả cộng đồng người Thái. Trong đó, có những nghệ nhân, người uy tín như Nghệ nhân Ưu tú Điêu Thị Xiêng và Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến luôn cống hiến hết sức mình đóng góp cho hoạt động văn hóa cộng đồng,tích cực bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn.
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái cần tiếp tục quan tâm, động viên khích lệ những nghệ nhân, người uy tín cống hiến cho địa phương hơn nữa, để nghệ thuật Xòe Thái tiếp tục được lan tỏa tới bạn bè, du khách trong và ngoài nước.