【kq empoli】Đề xuất xây dựng thị trường về khoa học công nghệ

de xuat xay dung thi truong ve khoa hoc cong nghe

Các DN hiện nay đã quan tâm nhiều hơn đến ứng dụng các đề tài khoa học vào sản xuất,Đềxuấtxâydựngthịtrườngvềkhoahọccôngnghệkq empoli kinh doanh. Ảnh: H.Dịu

Theo thống kê từ Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, hiện nay lực lượng DN nhỏ và vừa chiếm tới 97,6% tổng số DN đang hoạt động. Lực lượng này tuy đông nhưng chưa mạnh và có quy mô nhỏ bé dần (2,1% quy mô vừa, 28,8% quy mô nhỏ, 69,1% quy mô siêu nhỏ) cùng nhiều hạn chế về định hướng kinh doanh, vốn và nhân lực.

Đặc biệt trình độ khoa học công nghệ trong nhóm DN này có tới 52% lạc hậu và rất lạc hậu. Điều này đã đặt ra yêu cầu bức thiết buộc các DN thay đổi cơ cấu và công nghệ sản xuất trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, sức cạnh tranh của nước ta phần nhiều dựa vào giá thấp, và đây sẽ không thể là lợi thế dài lâu khi thị trường ngày càng mở rộng. Vì thế, việc thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ khắc phục được những hạn chế về năng suất lao động thấp, chất lượng thấp… đang diễn ra ở nền kinh tế nước ta hiện nay.

Trên thực tế, nhiều DN nhỏ và vừa đã đi đến thành công nhờ tìm được cách kết hợp với các dự án khoa học. Ông Lưu Hải Minh, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải cho biết, nhờ việc tiếp cận và ứng dụng được các dự án về công nghệ nano mà Công ty đã có hàng loạt sản phẩm về sơn kháng khuẩn vượt trội, mang lại doanh thu cao.

Tương tự, ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI cho hay, nhờ ứng dụng công trình khoa học nghiên cứu về nano cucurmin của các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam mà từ một DN với số vốn ban đầu chỉ 5 tỷ đồng, đến nay đã tăng lên hàng trăm lần. Các sản phẩm không chỉ được ưa chuộng trong nước mà Công ty đang tính tới hướng chuyện xuất khẩu.

Thực tế, sự liên kết giữa khoa học và DN không còn là vấn đề mới, thế nhưng các DN đều nhận định, chính sách nhiều nhưng vẫn còn khoảng cách xa với thực tiễn.

Về vấn đề này, ông Lưu Hải Minh cho biết, công nghệ nano đã được ứng dụng rất nhiều ở Nhật Bản nhưng việc đăng ký ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn bởi các tiêu chuẩn về công nghệ nano chưa đầy đủ. Hơn nữa, nếu DN đã kết nối thành công với nhà khoa học thì DN lại vướng ở đầu ra của sản phẩm, hoặc là do khó khăn trong cấp phép, hoặc là khó khăn do năng lực sản xuất của DN hạn chế vì thiếu kinh phí. Vì thế, ông Minh kiến nghị Nhà nước nên có sự hỗ trợ về mặt tài chính nhiều hơn nữa cho các DN khởi nghiệp với ý tưởng sáng tạo. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi về thuế dành riêng cho các DN khoa học công nghệ.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn sơn Kova, Kova dành tới 20% tổng kinh phí cho nghiên cứu khoa học để liên tục cho ra sản phẩm mới với chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, Công ty vẫn gặp nhiều khó khăn khi thủ tục xin cấp phép, sản xuất còn rườm rà, cán bộ làm quản lý chưa có trình độ hiểu thuật ngữ chuyên ngành khoa học nên chưa hiểu rõ tầm quan trọng của sản phẩm để tạo điều kiện giúp DN sản xuất tốt hơn.

Chính vì thế, nhiều DN và nhà khoa học đề xuất Nhà nước cần xây dựng và hình thành một thị trường về khoa học công nghệ nhằm giúp DN và người làm khoa học nắm được thông tin ai đang cần mua, ai đang nghiên cứu cái gì… để tìm đến nhau và hợp tác với nhau, tránh sự lãng phí, trùng lặp các đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, thông qua thị trường này, các nhà quản lý cũng nắm được thông tin, cập nhật những đổi mới để có sự điều chỉnh trong chính sách phù hợp.