【ket qua net 200】Quản lý vốn nhà nước theo dòng tiền, gắn với phân cấp, phân quyền

Quản lý vốn nhà nước theo dòng tiền, gắn với phân cấp, phân quyền
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh

Mở rộng đối tượng điều chỉnh tới các doanh nghiệp F2

Một trong những điểm mới của dự thảo luật là xác định đối tượng áp dụng là doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước đầu tư, bao gồm: DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp (DN F1 – PV) là DN có vốn đầu tư của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và DN có vốn nhà nước đầu tư khác là DN có vốn đầu tư của DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp (DN F2 - PV).

Theo cơ quan soạn thảo, với nguyên tắc Nhà nước xác định là một nhà đầu tư vốn tại DN, không can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động và quản trị của DN mà được thực hiện thông qua cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn tại DN để đảm bảo các quyền của nhà đầu tư vốn, góp vốn vào DN, việc xác định quản lý vốn nhà nước đầu tư tại tất cả các DN có vốn nhà nước đầu tư khác là cần thiết.

Xác định rõ đối tượng điều chỉnh để quản lý thống nhất

Theo Bộ Tài chính, hiện nay nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác có quy mô vốn đầu tư của Nhà nước rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế - xã hội của đất nước và có số lượng lao động nhiều..., do đó, cần thiết phải xác định là đối tượng điều chỉnh để quy định cụ thể những nội dung quản lý, làm cơ sở cho doanh nghiệp tổ chức thực hiện, đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý nhà nước.

Về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN, dự thảo luật xác định rõ nội dung quản lý vốn nhà nước; quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, của Kiểm toán Nhà nước và của Bộ Tài chính trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN.

Các nội dung quy định nêu trên để tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước, phân công rõ, phân cấp mạnh về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo, giải trình việc đầu tư vốn nhà nước tại DN theo hướng: Nhà nước, Chính phủ quản lý đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quản lý theo phần vốn tại DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp, DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý theo phần vốn tại DN có vốn nhà nước đầu tư khác.

Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư

Điểm đổi mới quan trọng trong dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Toạ đàm về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Để tạo thuận lợi trong hoạt động đầu tư, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, dự thảo luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt chủ trương đầu tư còn lại DN quyết định đầu tư và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại pháp luật về Luật Đầu tư, Luật Xây dựng.

Đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và không phải trình cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án với vai trò là chủ sở hữu vốn theo quy định của Luật này.

Tuy nhiên, trước khi trình cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, phê duyệt chấp thuận đầu tư theo pháp luật về đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn phải thẩm tra, phê duyệt đầy đủ nội dung thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu vốn được quy định tại luật này nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, DN không phải trình hai lần (đối với thẩm quyền của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ).

Thảo luận tại cuộc tọa đàm, các DN đồng tình, ủng hộ các nguyên tắc của dự thảo luật, cho rằng nếu những nội dung này được đưa vào thực tế sẽ trở thành bước đột phá lớn với sự phát triển của các DN.

Bày tỏ vui mừng khi những quan điểm lớn như tách bạch quản lý vốn nhà nước và chủ sở hữu, tăng cường phân cấp gắn với giám sát, đánh giá hiệu quả theo tổng thể… lần đầu tiên được đưa vào dự thảo luật, ông Nguyễn Hồng Hiển - Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone cho rằng, những nội dung này sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn.

Bên cạnh đó, các DN cũng chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong thực tế, từ đó đưa ra nhiều kiến nghị để hoàn thiện dự thảo luật. Quan tâm việc mở rộng đối tượng điều chỉnh, ông Nguyễn Đình Danh - Phó Tổng Giám đốc VNPT cho rằng, việc mở rộng phạm vi quản lý là cần thiết. Song, đại diện VNPT lưu ý việc mở rộng này nên thực hiện với điều kiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa ở từng nội dung, từng cấp bậc trong quản lý. Bởi hiện nay, một số “DN F2” vốn đã phải xin ý kiến rất nhiều khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhiều nội dung nếu được giao cho tập đoàn (DN F1) quyết định thì sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Quản lý DN F2 như thế nào để đảm bảo khả thi, hiệu quả cũng là vấn đề đại diện một số DN viễn thông như Vinaphone, Mobifone quan tâm. Có ý kiến băn khoăn khi mở rộng phạm vi quản lý liệu có quá tải cho các cơ quan khi phải cho ý kiến, làm kéo dài thời gian quyết định các vấn đề của DN?

Theo đại diện Mobifone, quan điểm Nhà nước quản lý dòng vốn, không quản lý DN là cần thiết. Tuy nhiên, DN có nhiều hoạt động giao thoa giữa quản lý nhà nước và quản lý vốn. Do đó, Luật nên thiết kế nguyên tắc để có sự phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý chuyên ngành.

Về nguyên tắc tăng cường phân cấp gắn với giám sát, ông Nguyễn Hồng Hiển đề nghị nên quy định rõ để đảm bảo thực chất hơn, tránh gỡ dây này, buộc dây khác. Thực tế, nhiều văn bản pháp luật đang có sự giao thoa, chồng chéo. Dù Luật Quản lý vốn tháo gỡ, phân cấp nhưng khi thực thi có thể lại vướng ở các luật khác.

Phát biểu làm rõ những nội dung DN băn khoăn, Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Bùi Tuấn Minh cho biết, đối tượng điều chỉnh tại dự thảo gồm các DN F1 và DN khác, nhằm mục đích quản lý theo dòng tiền. Đi cùng với đó là sự phân cấp, phân quyền nhiều hơn, không phải toàn bộ các DN F2 phải được quản lý như DN F1.

"Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý theo dòng vốn đầu tư, Nhà nước thực sự đóng vai trò là chủ sở hữu vốn, nhà đầu tư vốn, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong DN, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW, đảm bảo việc phân công rõ, phân cấp mạnh tạo điều kiện cho DN chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không làm mở rộng thêm đối tượng quản lý so với hiện nay" - đại diện cơ quan soạn thảo cho hay.

Dự án dưới 5.000 tỷ đồng không phải lập, đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư

Để tăng phân cấp, phân quyền, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, dự thảo Luật phân cấp rõ cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quyết định đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước có giá trị dưới 5.000 tỷ đồng, không phải lập và đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước có giá trị từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 20.000 tỷ đồng. Thẩm quyền Quốc hội quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước có giá trị từ 20.000 tỷ đồng trở lên (cao hơn mức đề xuất tại tờ trình trước đó là 15.000 tỷ đồng trở lên).

Theo Bộ Tài chính, mức Quốc hội quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư vốn từ 20.000 tỷ đồng trở lên để phù hợp với cơ sở hệ số trượt giá, tỷ lệ lạm phát từ khi Luật số 69/2014/QH13 được ban hành (năm 2014) đến thời điểm đề xuất xây dựng Luật (năm 2023). Đồng thời, cũng tính đến yếu tố biến động trong tương lai khi dự thảo Luật được xem xét (từ năm 2024) cũng như biến động sau khi Luật có hiệu lực (từ năm 2026) trong thời gian ít nhất trên 5 năm.