Empire777

VN-Index không vượt nổi 940 điểmPhiên đáo hạn phái sinh ngày 20/2 có sự bùng nổ của VIC và một số mã kq dem qua

【kq dem qua】Cổ phiếu ngân hàng lạc nhịp, VN

CkVN-Index không vượt nổi 940 điểm

Phiên đáo hạn phái sinh ngày 20/2 có sự bùng nổ của VIC và một số mã lớn khác đã đem lại hưng phấn đáng kể. Thị trường hôm qua có số mã tăng giá gần gấp đôi số giảm và VN-Index kết thúc ở 938 điểm. Tưởng như với đà tăng mạnh mẽ đó,ổphiếungânhànglạcnhịkq dem qua hôm nay sẽ là phiên bùng nổ công phá ngưỡng 940-943 điểm tạo cơ hội cho thị trường bước vào giai đoạn tăng mới. Rất tiếc sự lạc nhịp của các nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã tước đi cơ hội đó.

Tâm lý hưng phấn nối dài một chút nhịp tăng trong khoảng hơn 1 giờ đầu phiên sáng nay. VN-Index tăng cao nhất tới 940,53 điểm, lần thứ 4 trong tháng 2 chạm vào vùng 940 điểm. Thị trường trông đợi nhất vào nhóm cổ phiếu vừa lấy lại phong độ là VIC, VHM, VNM, GAS và SAB.

VIC phiên này có lượng hàng bắt đáy lớn về tài khoản và áp lực chốt lời khá mạnh. Cổ phiếu này đã không thể tăng được và đó cũng là diễn biến có thể dự đoán. VIC trong phiên thậm chí giảm 2% nhưng sau đó vẫn được kéo dần về tham chiếu và đóng cửa chỉ giảm 0,09%. Nhìn từ góc độ hàng bắt đáy xả ra, VIC giữ được giá là khá tốt.

VHM, SAB và GAS phần nào gây thất vọng. VHM quay đầu giảm mạnh tới 0,92% còn SAB và GAS đầu phiên tăng tốt, cuối phiên lại rất yếu. Ban đầu SAB tăng 0,89%, GAS tăng 1,06% giúp VN-Index chạm vào mốc 940 điểm. Cuối phiên cả hai mã này lại tụt dần và đóng cửa chỉ còn tăng tương ứng 0,33% và 0,12%.

VNM là mã lớn mạnh nhất khi kết thúc phiên tăng 1,97%. Cổ phiếu này có tin hỗ trợ tốt về hoạt động xuất khẩu và đã thu hút được dòng tiền rất khá. Tổng giao dịch của VNM đạt 1,48 triệu cổ tương đương 161,2 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản cao nhất 11 phiên của VNM. Tuy nhiên mã này cũng có lực bán khá mạnh, đầu phiên tạo đỉnh cùng VN-Index tăng tới 2,82% rồi tụt dần.

Thất vọng nhất hôm nay là nhóm ngân hàng lớn, đồng loạt chứng kiến lực xả cực lớn và giá giảm sâu. BID giảm 3,51% là mức rơi mạnh nhất 9 phiên. CTG giảm 3,9%, mạnh nhất kể từ đầu tháng 2/2020. Khá may là VCB chỉ giảm 0,56%, nhưng lại có TCB giảm 1,7%, MBB giảm 2,08%.

VPB vẫn đang là mã khỏe nhất nhóm ngân hàng khi tăng 0,88%. Mức tăng trong phiên như vậy cũng không nhiều, nhưng VPB đang trong xu thế đi lên kéo dài suốt từ đầu tháng 12 năm ngoái. Mức tăng cả sóng tính đến hôm nay đã là 54%, gợi nhớ lại diễn biến của CTG, BID hay VCB năm ngoái. Dường như dòng tiền “đánh lên” cổ phiếu ngân hàng đang xoay tua sang mã cuối cùng. VPB liên tục giao dịch cực lớn về thanh khoản, hôm nay đứng thứ 4 thị trường.

Phiên này các cổ phiếu blue-chips giảm nhiều hơn tăng. Vn30Index đóng cửa cũng mất 0,29% và chỉ có 8 mã tăng trong khi 18 mã khác giảm. Chỉ số này đỡ xấu hơn VN-Index vì vẫn có MSN tăng 3,72% và VPB tăng cùng với VNM. 3 mã này rất lớn đối với VN30Index.

Khó khăn khi trụ không đồng thuận

Thị trường đã đi gần hết tháng 2 nhưng trừ 5 phiên đầu tiên tăng khá tốt thì toàn bộ các phiên còn lại cho tới giờ hầu như chỉ đi ngang. VN-Index dập dình trong biên độ khoảng 925-940 điểm và vẫn không rõ sẽ kết thúc theo hướng nào: Đột phá lên trên 940-943 điểm để hình thành nhịp tăng mới, hay giảm thủng 925 để điều chỉnh tiếp.

Khó khăn trong cơ hội đột phá chính là việc các cổ phiếu blue-chips dẫn dắt đã phân hóa liên tục và lạc nhịp với nhau. Khi cổ phiếu ngân hàng tăng khá thì nhóm VHM, VIC, VRE hay VNM, GAS, SAB lại điều chỉnh mạnh. Lúc này nhóm VIC, VNM có biểu hiện khá hơn thì đến lượt BID, VCB, TCB, CTG giảm mạnh.

Tất cả các cổ phiếu nói trên đều thuộc nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN-Index và của thị trường nên có sức ảnh hưởng lớn. Nếu tính theo biên độ giá thì nhóm ngân hàng đang rủi ro nhất vì vừa trải qua đợt tăng rất mạnh. Nhóm VNM, VIC, GAS hay SAB lại có cơ hội khi giá vừa giảm rất sâu. Sự trái ngược này rất khó dẫn đến một diễn biến đồng thuận vì có thể cả hai nhóm này đều chưa điều chỉnh xong.

Mặt khác nhà đầu tư nước ngoài đang bán dữ dội. Phiên này mức bán ròng khoảng trên 100 tỷ đồng nữa kéo dài xu thế rút vốn sang phiên thứ 9 liên tục. Riêng 5 phiên của tuần này khối ngoại bán ròng trên 1.000 tỷ đồng và 9 phiên lên tới hơn 1.300 tỷ đồng.

chứng khoán 21-2

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

3.154 tỷ đồng (+13%)

179,5 triệu (-2%)

385 tỷ đồng (-9%)

33,1 triệu (-8%)

Khánh Nhi

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap